Giá thép xây dựng thế giới tăng
Giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 11 nhân dân tệ lên 3.557 nhân dân tệ/tấn vào lúc 11h30, ngày 15/1, giờ Việt Nam.
Ảnh minh họa: internet
Hợp đồng thép giao sau tại Trung Quốc hồi phục từ các khoản lỗ gần đây vào thứ Ba (14/1) với hợp đồng thép thanh xây dựng được giao dịch nhiều nhất tăng 0,6% sau khi dữ liệu cho thấy xuất khẩu và nhập khẩu trong nước tháng 12 cao hơn dự kiến, theo Reuters.
Giá thép cuộn thép cán nóng tăng 0,5%.
Hợp đồng quặng sắt giao sau của Trung Quốc hồi phục sau khi sụt giảm 3 phiên trước đó do lo ngại về sự gián đoạn có thể xảy ra đối với các lô hàng nguyên liệu từ Australia khi mùa bão đã bắt đầu.
Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất ở Sàn Đại Liên, giao tháng 5, tăng 2,1% lên 671,50 nhân dân tệ/tấn (tương đương 7,60 USD/tấn).
Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng giao tháng 2 mở rộng lợi nhuận, tăng 1,5%.
Các chuyên gia phân tích của ANZ cho biết: "Các nhà đầu tư lo ngại về rủi ro nguồn cung khi Australia bước vào mùa bão".
Một cơn bão nhiệt đới nghiêm trọng có tên là Claudia đang di chuyển hướng về phía Tây Bắc của Pilbara, khu vực sản xuất quặng sắt quan trọng của Australia.
Mặc dù vậy, bão Claudia có khả năng bắt đầu suy yếu vào ngày 14/1.
Ngoài ra, giá quặng sắt tăng cũng do dự trữ nguyên liệu tại các cảng Trung Quốc giảm hai tuần liên tiếp xuống còn 127,90 triệu tấn tính đến ngày 10/1, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 12 năm ngoái, theo dữ liệu của SteelHome.
Hàng tồn kho giảm sút khi các nhà máy thép tiếp tục bổ sung dự trữ trước kì nghỉ Tết Nguyên đán vào cuối tháng này.
Giá quặng sắt hàm lượng 62% ổn định ở mức 94,70 USD/tấn vào thứ Hai (13/1), dữ liệu của SteelHome cho thấy.
Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc tăng 0,5% trong năm 2019 lên 1.069 tỉ tấn, thấp hơn mức kỉ lục năm 2017 một chút, do nhu cầu của các nhà máy thép mạnh mẽ và sự phục hồi sản xuất từ các công ty khai thác lớn sau khi bị gián đoạn vào đầu năm.
Nhu cầu đối với quặng sắt cao cấp của Trung Quốc trong mùa đông này dường như sẽ giảm từ mức đỉnh đạt được trong những năm gần đây khi các nhà máy thép cố gắng cắt giảm chi phí và cải thiện lợi nhuận do bị ảnh hưởng từ nền kinh tế chậm lại của quốc gia.
Giá than mỡ ổn định nhưng giá than cốc tăng 0,1%.
Giá thép không gỉ giảm 0,7%.
Ngành thép năm 2020: Sức ép cạnh tranh gia tăng nhưng áp lực giảm giá bán không quá lớn
Sau một năm lạc quan với mức tăng trưởng sản lượng thành phẩm đạt 10% trong năm 2018, sản lượng tiêu thụ thép duy trì hiệu suất ổn định trong 4 tháng đầu năm 2019 với tổng mức tăng trưởng sản lượng đạt 11%.
Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ trong nước tăng 15%, do các hoạt động xây dựng từ các dự án của các năm trước và việc giá thép phục hồi khuyến khích các đại lý tích lũy hàng tồn kho.
Tuy nhiên, từ tháng 5 đến tháng 11, nhu cầu giảm đáng kể với tổng sản lượng tiêu thụ không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sản lượng tiêu thụ trong nước tăng vừa phải, ở mức 3,5%.
Nhìn chung, sản lượng tiêu thụ thành phẩm trong 11 tháng năm 2019 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước đó, đạt 15,4 triệu tấn, trong đó thép xây dựng đạt 9,7 triệu tấn (tăng 6,5%). Trong khi đó, sản lượng thép ống và tôn mạ không thay đổi đạt 5,6 triệu tấn.
Trong báo cáo cập nhật ngành thép mới đây, Công ty Chứng khoán SSI ước tính tăng trưởng sản lượng tiêu thụ của ngành tiếp tục ở mức thấp từ 5-7% trong năm 2020 do sự trì trệ ở thị trường bất động sản cùng với đầu tư công chậm.
Tuy nhiên, việc gia tăng giải ngân nguồn vốn FDI có thể là yếu tố hỗ trợ cho nhu cầu thép.
Trong năm 2020, cũng cần lưu ý đến một rủi ro xuất phát từ nhu cầu chậm lại của thị trường Trung Quốc.
Theo SSI, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu thép ở các công ty sản xuất lớn nhất thế giới và có tác động gián tiếp đến giá thép trong nước ở Việt Nam.