Hợp đồng quặng sắt Trung Quốc phục hồi vào thứ Năm 14/2 sau khi giảm hơn 4% trong hai phiên trước đó, nhưng nhu cầu thấp đối với nguyên liệu thô giá cao và lo lắng về nguồn cung gián đoạn tại công ty khai thác khoáng sản lớn nhất thế giới - Vale đã che mờ triển vọng.
Hợp đồng quặng sắt giao tháng 5 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đã tăng 0,7% lên 630,5 nhân dân tệ/tấn (tương đương 92,94 USD/tấn), chấm dứt hai phiên giảm liên tiếp sau khi chạm mức cao kỷ lục 652 nhân dân tệ/tấn vào hôm 11/2.
“Khó có thể chấp nhận giá quặng sắt cao như vậy vì ưu tiên của các nhà máy thép thời điểm hiện tại là giảm chi phí thay vì tăng sản lượng”, giám đốc bán hàng tại một công ty thép cỡ trung bình ở tỉnh Hà Bắc cho biết.
Mặc dù có một số điều chỉnh trong những ngày qua, giá quặng sắt vẫn ở mức cao kỷ lục.
Hầu hết nhà máy thép ở Trung Quốc vẫn trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và không bổ sung hàng dự trữ cho đến tuần tới.
Ảnh minh họa: internet
Trong khi đó, các nhà phân tích ước tính lại khoảng cách cung cầu quặng sắt thực tế hiện tại. Theo ước tính trước đây, khối lượng quặng sắt bị cắt giảm lên tới 70 triệu tấn.
Các nhà phân tích tại Orient Futures cho biết: "Chúng tôi tin rằng sản lượng quặng sắt cắt giảm tại Vale có thể bị dự báo quá cao so với thực tế."
Trong bối cảnh giao dịch ảm đạm sau kỳ nghỉ, giá thanh cốt thép Thượng Hải giảm phiên thứ ba liên tiếp, giảm 1,4% xuống 3.684 nhân dân tệ/tấn.
Hợp đồng thép cuộn cán nóng giao sau trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 1,1% xuống còn 3.606 nhân dân tệ/tấn.
Giá than mỡ trên Sàn giao dịch Đại Liên giảm hơn 0,7% ở mức 1.272,5 nhân dân tệ/tấn trong khi giá than cốc tăng 0,8% lên 2.088,5 nhân dân tệ/tấn.
Thị trường thép tháng đầu năm 2019: Giá tăng ở cả trong nước và thế giới
Đầu năm 2019, giá thép trong nước tăng nhẹ do giá thép tại Trung Quốc giữ xu hướng phục hồi và giá vật liệu thô tăng mạnh.
Đại diện một công ty thép lớn trong nước cho biết, công ty đã điều chỉnh tăng giá thép một đợt vào cuối tháng 12/2018. Ngày 18/1/2019, công ty đã điều chỉnh tăng 250 đồng/kg.
Trên thế giới, đầu tháng 1/2019 một số doanh nghiệp thép lớn của Trung Quốc cũng thông báo tăng giá bán thép giao trong tháng 3. Trong đó, Baoshan Iron & Steel, công ty thép niêm yết lớn nhất Trung Quốc, sẽ tăng giá bán một số sản phẩm thép giao trong tháng 3 thêm 50 nhân dân tệ/tấn (7,3 USD/tấn).
Thị trường thép tại Trung Quốc giữ xu hướng phục hồi nhẹ kể từ đầu năm khi chính quyền các địa phương siết hoạt động sản xuất để đảm bảo mục tiêu phát thải và chính phủ cấm xây mới các dự án thép. Đầu tuần này, giá thép xây dựng tại thị trường này từng lên đỉnh hai tháng.
Việt Nam nhập khẩu thép chủ yếu từ thị trường Trung Quốc và tình trạng thừa thép ở Trung Quốc đã khắc phục nhưng sản lượng vẫn ở mức cao khi nhu cầu thép tại quốc gia này suy yếu. Khi bắt đầu thời tiết mùa đông lạnh và băng giá ở Trung Quốc, nhu cầu thép xây dựng được dự báo giảm xuống và mức giá thực sự phụ thuộc vào việc các thương nhân có tái bổ sung kho hàng trước Tết Nguyên đán hay không. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam đang kiến nghị siết chặt nhập khẩu thép từ thị trường Trung Quốc trong năm 2019, theo Vietnambiz.vn.
Theo Tổng Công ty Thép Việt Nam, năm 2018 là năm đầy khó khăn với ngành thép không khi giá thép liên tục giảm. Những khó khăn này không chỉ để từ việc nhu cầu yếu, cung vượt cầu, chi phí sản xuất cao mà còn thép Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam.
Để giải quyết những khó khăn hiện tại của ngành thép, ông Phạm Công Thảo, Phó Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Thép Việt Nam kiến nghị Chính phủ có chính sách, giải pháp để kiểm soát và ngăn chặn việc nhập khẩu tràn lan các mặt hàng thép trong nước đã sản xuất được, ngăn chặn sự nhập khẩu ồ ạt thép giá rẻ từ Trung Quốc, gây thiệt hại cho nhà sản xuất trong nước.
Ở chiều ngược lại, trong kỳ 1 tháng 1/2019 lượng thép xuất khẩu tăng, đạt 308,8 nghìn tấn, trị giá 192,6 triệu USD, tăng 6,6% về lượng nhưng kim ngạch giảm 2,54% so với kỳ 2 tháng 12/2018.
Trong tuần từ 18/1 đến 24/1/2019 thép nhập khẩu được nhập về từ các thị trường như Hongkong (TQ), Đài Loan (TQ), Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Hàn Quốc…