Giá thép xây dựng hôm nay 15/9/2020: Giá thép giảm, quặng sắt đảo chiều tăng sau 4 phiên giảm

(VOH) - Giá thép ngày 15/9 giảm, quặng sắt đảo chiều tăng. Giá thép phế liệu nội địa tăng mạnh do áp lực từ việc giá thép trong nước có xu hướng giảm và sản lượng phế liệu đang tăng cao.

Giá thép thế giới giảm

Giá thép hôm nay giao tháng 1/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 2 đồng nhân dân tệ xuống 3.659 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h00, ngày 15/6, giờ Việt Nam.

Giá thép xây dựng hôm nay 15/9/2020
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Tại Trung Quốc, giá thép phế liệu nội địa tăng mạnh hơn từ ngày 4/9 - 11/9. Nguyên nhân là do chỉ số giá thép phế liệu của Mysteel đã tăng 2,6 USD/tấn lên 2.624 nhân dân tệ/tấn trong quá trình vận chuyển (đã bao gồm 13% VAT).

Bên cạnh đó, việc giá thép phế liệu tăng một phần là do áp lực từ việc giá sắt thép trong nước gần đây có xu hướng giảm và lượng phế liệu trong nước tăng cao tại các nhà máy thép.

Tính đến ngày 10/9, kho thép phế liệu tại 61 nhà sản xuất thép của Trung Quốc bao gồm cả nhà máy lò cao (BF) và lò điện hồ quang (EAF) đã chấm dứt 5 tuần giảm liên tiếp.

Theo số liệu từ Mysteel Global, sản lượng thép phế liệu đã chạm mốc 2,52 triệu tấn, đảo ngược tăng 86.700 tấn tương đương 3,6% so với tuần trước.

Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) tăng trong phiên vừa qua do lạc quan về triển vọng nhu cầu của Trung Quốc bù đắp cho những lo ngại về việc lượng quặng lưu tại các kho chứa ở cảng biển đang gia tăng. Đây là phiên tăng đầu tiên sau 4 phiên giảm trước đó.

Lúc kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên tăng 2,4% lên 848,5 CNY (124,23 USD)/tấn. Trên sàn Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 10 tăng 1,4% lên 125 USD/tấn, là phiên tăng thứ 2 liên tiếp.

8 tháng đầu năm 2020, khối lượng quặng nhập khẩu vào nước này đạt gần 760 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lượng quặng sắt nhập về còn lưu ở các cảng biển Trung Quốc tính đến 11/9 đã lên tới 118,95 triệu tấn, cao nhất kể từ 10/4.

Vành đai phía Đông của Ấn Độ hiện đang có tiềm năng lớn trong việc bổ sung hơn 75% công suất thép của đất nước mà Chính sách Thép Quốc gia đã đề ra, theo PTI.

Dự kiến trong số 300 triệu tấn thép giai đoạn năm 2030-2031 sẽ có hơn 200 triệu tấn đến từ khu vực này. Chiến dịch trên cũng sẽ thúc đẩy Ấn Độ hướng tới nền kinh tế 5 nghìn tỉ USD do chính phủ đặt ra.

Xây dựng đình trệ dẫn đến tồn kho thép lớn

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết ngành thép đã ghi nhận mức tăng trưởng âm trong sản xuất và tiêu thụ trong nước kể từ đầu năm. Đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều dự án xây dựng và bất động sản bị đình trệ, dẫn đến tồn kho lớn vật liệu xây dựng, đặc biệt là thép.

Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam, KTS Hoàng Quang Huy cho biết, giá trị vật liệu xây dựng thường chiếm 60-70% giá thành các công trình.

Ông Huy cho biết đại dịch đã gây ra sự đình trệ cho các hoạt động xây dựng, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng.

Tuy nhiên, thị trường thép xây dựng được dự báo sẽ khởi sắc trong thời gian còn lại của năm.

Ông Trịnh Khôi Nguyên, Phó Chủ tịch VSA, cho biết trong ngắn hạn, thị trường trong nước sẽ có nhiều nhu cầu hơn đối với thép sau khi tình trạng cách ly xã hội chấm dứt.

Báo cáo của VSA cho biết, sản lượng thép xây dựng trong 8 tháng qua đạt hơn 6.6 triệu tấn, giảm 6.9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu bán các sản phẩm thép xây dựng đạt gần 6.7 triệu tấn, giảm 5.8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu chiếm 906,962 tấn, giảm 5.9%.

Tồn kho thép ở mức hơn 604.000 tấn. Đợt COVID-19 thứ hai vào cuối tháng 7 đã cản trở quá trình phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế.

Để vực dậy các ngành sản xuất, Chính phủ đã chống đại dịch và phát triển kinh tế bằng cách tăng tốc vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm lần lượt là 45.4% và 30.4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020, VSA cho biết.

Kết quả là, sản lượng thép các loại trong tháng 8 đạt hơn 2.3 triệu tấn, tăng 11.36% so với tháng trước.

Doanh số bán thép các loại đạt 2.1 triệu tấn, tăng 5.88% so với tháng 7. Xuất khẩu thép các loại đạt 462,138 tấn, tăng 8.81% so với tháng trước.

Giá nguyên liệu sản xuất thép biến động trong tháng 8, tiếp tục xu hướng tăng từ cuối tháng 7.

Hiện giá bán thép trong nước trung bình khoảng 11.000 đồng (0.5 USD) -11.050 đồng/kg tùy loại sản phẩm và doanh nghiệp.

VSA cho biết các doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt để duy trì hoặc phát triển thị phần của mình trong cả lĩnh vực xây dựng và dân dụng.

Do đó, giá thép xây dựng trong nước không bị điều chỉnh nhiều dù giá nguyên liệu đầu vào tăng, VSA cho biết.

Giá thép xây dựng hôm nay 11/9/2020: Thép và quặng sắt của Trung Quốc lao dốc do lo lắng về nhu cầu- Giá thép và quặng sắt ngày 11/9 lao dốc do lo lắng về nhu cầu tiêu thụ thép vẫn không thay đổi, tổng tồn kho đảo chiều giảm xuống 23 triệu tấn.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 15/9/2020: Euro tăng, gây áp lực USD giảm – Ngân hàng Trung ương châu Âu quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ và mức lãi suất cũ, đẩy Euro tăng, đồng thời gây áp lực khiến USD giảm.
Bình luận