Giá thép xây dựng hôm nay 16/3: Giá thép trong nước chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

(VOH) - Giá thép ngày 16/3 tăng tăng 54 nhân dân tệ /tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá thép là một trong số nhiều mặt hàng giá liên tục "nhảy múa" thời gian gần đây.

Giá thép trong nước chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Tính từ đầu tháng 3 đến nay, giá thép trong nước đã có 4 lần tăng liên tiếp ở mức 1,8-2,2 triệu đồng/tấn, tùy thương hiệu, đưa giá thép tại một số doanh nghiệp vượt 19 triệu đồng/tấn.

Một số chuyên gia nhận định, giá thép liên tục tăng chủ yếu do giá nhập khẩu nguyên liệu trên thị trường thế giới tăng vọt. Ngoài ra, chi phí vận chuyển tăng cao vì cước tàu tăng, giá xăng dầu tăng… đã khiến giá thành sản xuất của tại các công ty tăng theo.

Cùng với đó nhu cầu xây dựng, các dự án trong nước đã trở lại hoạt động khiến lượng tiêu thụ thép tăng cao.

Hiện nguồn nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 30% cho nhu cầu sản xuất, nên giá thép tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào giá thế giới.

Trước đó, từ giữa tháng 2, các doanh nghiệp sản xuất đã đồng loạt tăng giá thép xây dựng lên 250.000 - 610.000 đồng/tấn. Tại Việt Nam thời gian tới, nhiều dự án đầu tư công quy mô lớn sẽ tiếp tục được triển khai, đưa sản lượng tiêu thụ thép tăng mạnh.

Nga hiện là nước xuất khẩu thép lớn trên thế giới, đặc biệt tại thị trường châu Âu (chiếm 15% thị phần xuất khẩu vào EU, cùng với 2 nước có liên quan là Ukraine và Belarus, tổng xuất khẩu thép của 3 nước này vào EU chiếm 38%). Tuy nhiên, nguồn cung từ thị trường này đang bị hạn chế nên rất khó nói trước về giá các mặt hàng trong tương lai.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát tiếp tục duy trì ở mức cao. Cụ thể, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.380 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.480 đồng/kg.

Thép Pomina, với thép cuộn CB240 duy trì ở mức 17.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.170 đồng/kg.

Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.280 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 chạm mức 18.380 đồng/kg.

Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 18.370 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 18.520 đồng/kg.

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát giữ nguyên giá bán. Cụ thể, thép cuộn CB240 giữ ở mức 18.330 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.430 đồng/kg.

Thép Việt Ý hiện đang ở mức giá cao nhất kể từ ngày 13/2 tới nay, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.280 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.380 đồng/kg.

Thép Việt Đức hiện 2 dòng sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 18.270 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.570 đồng/kg.

Thép VAS không thay đổi giá sau 4 lần tăng trong vòng 30 ngày, với dòng thép cuộn CB240 giữ ở mức 18.180 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.280 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, với 2 sản phẩm bao gồm dòng thép cuộn CB240 hiện đang duy trì mức 18.320 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 18.420 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với dòng thép cuộn CB240 chạm mức 18.220 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 18.420 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát không có biến động, hiện với 2 dòng thép bao gồm dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.380 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.480 đồng/kg.

Thép Việt Đức không có thay đổi về giá. Với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.370 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.680 đồng/kg.

Thép VAS bình ổn 5 ngày liên tiếp, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 18.180 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 đạt mức 18.230 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.870 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 19.080 đồng/kg.

Giá thép thế giới tăng

Giá thép hôm nay giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 54 nhân dân tệ lên mức 4.805 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h45 (giờ Việt Nam).

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 16/3: Giá thép trong nước chưa có dấu hiệu hạ nhiệt 1

Giá các sản phẩm thép giảm phản ánh sự lo lắng trên các thị trường tài chính Trung Quốc trước tác động của các biện pháp hạn chế chống Covid-19 và những bất ổn toàn cầu đối với nền kinh tế trong nước.

Giá quặng sắt trên cả 2 sàn Đại Liên và Singapore đều giảm trong phiên vừa qua do số ca nhiễm Covid-19 gia tăng ở Trung Quốc – nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới, trong bối cảnh các nhà giao dịch lo lắng về nguy cơ xung đột Nga-Ukraine gia tăng.

Giá quặng sắt hợp đồng được giao dịch nhiều nhất, giao tháng 5, trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên DCIOcv1 của Trung Quốc kết thúc giao dịch giảm 4,6% xuống 756 nhân dân tệ (118,48 USD)/tấn, sau khi có lúc chạm mức 742 nhân dân tệ trước đó trong cùng phiên, mức thấp nhất kể từ ngày 2/3. Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng giao tháng 4 giảm 4,1% xuống 141,20 USD/tấn.

Trong cuộc họp với đại diện các công ty thép vào ngày 10/3, chính phủ Nga đã chỉ đạo các nhà sản xuất thép và kim loại khác giảm tỷ suất lợi nhuận từ việc bán hàng trong nước xuống tối đa 20 - 25% để giữ giá nội địa ở mức thấp.

Ông Viktor Evtukhov, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga cho biết, các sản phẩm luyện kim phải được bán ở Nga với giá rẻ. Ông yêu cầu các công ty thép phải gửi thông tin về chi phí sản xuất và bảng giá mới vào đầu tuần này.

Khoảng cách giữa giá thép nội địa và thép xuất khẩu của Nga, do đồng RUB mất giá mạnh gần đây, dự kiến sẽ tăng lên nếu chính phủ thực hiện quy tắc biên lợi nhuận 25%.