Giá thép xây dựng hôm nay giảm
Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 7 nhân dân tệ/tấn xuống 3.594 nhân dân tệ/tấn vào lúc 11h00 (giờ Việt Nam) ngày 16/6.
Ảnh minh họa - Internet
Giá quặng sắt với hàm lượng sắt 62% giao ngay cho Trung Quốc đạt 105 USD/tấn vào thứ Sáu (12/6), gần mức cao nhất trong 10 tháng qua.
Ngoài ra, lượng quặng sắt nhập khẩu tại cảng Trung Quốc giảm xuống 107,75 triệu tấn trong tuần trước, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2016.
Giá quặng sắt trên Sàn giao dịch Singapore quay đầu giảm 2,1% xuống 100,03 USD trong phiên giao dịch buổi chiều.
Giá quặng sắt giao tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên kết thúc phiên đạt 762,50 nhân dân tệ/ tấn ( khoảng 107,51 USD).
Giá thép cây xây dựng trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải giảm 0,7%, thép cuộn cán nóng giảm 0,5% và thép không gỉ mất thêm 1,3%. Trong khi, giá than luyện cốc giảm 1,7% và than cốc giảm 0,7%.
Sự sụt giảm tại về kho hàng ở cảng cho thấy các nhà máy thép của Trung Quốc đang có nhu cầu lớn về quặng sắt khi họ đẩy mạnh sản xuất. Sản lượng thép thô đã tăng 8,5% trong tháng 5 so với tháng trước và tăng 1,9% trong quý I so với thời gian cùng kỳ.
Hợp đồng tương lai quặng sắt tại sàn Đại Liên tiếp tục ổn định hôm thứ Hai (15/6), khi Trung Quốc giảm sản lượng dự trữ để hỗ trợ giá của các nguyên liệu sản xuất thép, mặc dù lo ngại về một làn sóng nhiễm COVID-19 lần hai tại các địa phương và có dấu hiệu suy yếu nhu cầu thép trong nước.
Bắc Kinh đã ghi nhận hàng ngàn trường hợp mới trong những ngày gần đây, khiến thủ đô phải thực hiện các biện pháp để cố gắng ngăn chặn sự bùng phát.
Giá nhôm tại sàn giao dịch Thượng Hải đã tăng 5,9% trong tháng 5, trên mức 9,8% vào tháng 4, do nhu cầu của Trung Quốc đối với kim loại rục rịch tăng từ mức thấp trong thời gian giãn cách xã hội với nguy cơ nhiễm COVID-19 mới.
Sản lượng nhôm chính của Trung Quốc đã tăng cao trong tháng 5 so với tháng trước, dữ liệu chính thức vào thứ Hai, khi ra mắt sản phẩm mới có công suất nấu chảy nhanh hơn giảm thời gian gia công nâng cao giá thành.
Giá thép thế giới tháng 5/2020 nhìn chung sụt giảm
Chỉ số giá các sản phẩm thép toàn cầu trong tháng 5/2020 tiếp tục giảm mạnh, thấp hơn khoảng 4% so với tháng liền trước và giảm trên 12% so với cùng tháng này năm ngoái. So với tháng 4/2020, giá thép tiếp tục giảm mạnh tại châu Mỹ và châu Âu, nhưng tăng nhẹ tại châu Á nhờ vào sự hồi phục giá thép tại Trung Quốc.
Thị trường thép toàn cầu tiếp tục bị tác động mạnh bởi các biện pháp phong tỏa ngăn chặn đại dịch Covid -19, gây tê liệt kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới. Hiện đã có nhiều nước gỡ bỏ dần giãn cách, khôi phục sản xuất thép trở lại, tuy nhiên nhu cầu từ các ngành tiêu thụ thép chính đang rất yếu, không hỗ trợ được giá thép. Riêng tại Trung Quốc, giá thép đã tăng nhẹ do giá nguyên liệu vật liệu tăng và nhu cầu hồi phục.
Chỉ số giá thép Châu Á trong tháng 5/2020 tăng nhẹ 1,19% so với tháng liền trước, nhưng giảm 9% so với cùng tháng năm ngoái.
Giá thép tại Châu Âu đang giảm mạnh do cung hiện đang vượt xa cầu. Nhu cầu sụt giảm kéo dài gây ra bởi Covid-19 trong khi nguồn cung lớn, thép nhập khẩu giá rẻ chào bán nhiều. Nhiều nhà máy thép đã hoạt động trở lại, nhưng nhu cầu nội địa rất thấp khiến họ đang tìm kiếm bạn hàng từ bên ngoài, đồng thời hạn chế sản xuất. Các đơn hàng được đặt trước đây từ Trung Quốc và Hàn Quốc dành cho các nhà sản xuất ô tô, đã đến trong thời gian phong tỏa và hiện đang chờ thông quan.
Thống kê từ Viện Sắt và Thép Mỹ (AISI), trong tuần kết thúc ngày 16/5/2020, sản lượng thép thô của nước này đạt 1,18 triệu tấn, giảm 1,9% so với tuần trước đó và giảm 37,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 52,7%, giảm 1% so với tuần trước đó và giảm 28,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chính phủ Mỹ cũng đã lên kế hoạch đầu tư 2,3 nghìn tỷ USD để kích thích thị trường, đây có thể là cơ hội tốt để phục hồi hậu COVID.
Giá Bitcoin hôm nay 16/6/2020: Hồi phục, toàn sàn phủ sắc xanh – Giá Bitcoin ngày 16/6 quay đầu tăng trở lại kéo theo nhiều đồng tiền khác đồng loạt tăng giá.
Giá cao su hôm nay 15/6/2020: Giảm mạnh nhất 2 tuần qua – Giá cao su ngày 15/6 giảm mạnh. Tại phiên giao dịch cuối tuần trước (13/6), đã có xu hướng giảm trên các sàn châu Á, giá dầu giảm làm tăng nguồn cung lượng cao su nhân tạo.