Giá thép xây dựng giảm
Giá thép thanh giao tháng 5/2020 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 28 nhân dân tệ xuống 2.484 nhân dân tệ/tấn vào lúc 12h30, ngày 17/12/, giờ Việt Nam.
Ảnh minh họa: internet
Hợp đồng thép thanh hoạt động mạnh nhất trên Sàn giao dịch hượng Hải giảm 1,3% xuống còn 3.480 nhân dân tệ/tấn trong phiên thứ Hai (16/12), theo Reuters.
Giá thép cuộn cán nóng giao tháng 1/2020 giảm 1,2% xuống còn 3.708 nhân dân tệ/tấn.
Hợp đồng quặng sắt giao sau của Trung Quốc từ bỏ mức tăng đầu phiên vì tỉ lệ sử dụng tại các nhà máy thấp hơn và dữ liệu mới khiến người ta nghi ngờ về nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép.
Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, giao hàng tháng 5/2020, giảm tới 1,6% xuống còn 641 nhân dân tệ/tấn (tương đương 91,07 USD/tấn). Kết thúc phiên giá quặng giảm 0,8% xuống 646 nhân dân tệ/tấn.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết sản lượng thép thô giảm xuống 80,29 triệu tấn trong tháng 11 so với 81,52 triệu tấn trong tháng trước.
Giá quặng sắt hàm lượng 62% Fe giao đến Trung Quốc tăng lên 95,5 USD/tấn vào ngày 13/12.
Giá các nguyên liệu khác giao dịch trái chiều. Giá than mỡ tăng 1,1% lên 1.245 nhân dân tệ/tấn trong khi giá than cốc giảm 1% xuống 1.826 nhân dân tệ/tấn.
Trung Quốc đã sản xuất 38,63 triệu tấn than cốc trong tháng 11, tăng 4,9% so với cùng kì năm ngoái, theo NBS.
Hợp đồng thép không gỉ giao tháng 2/2020 tăng 0,3% lên 14.255 nhân dân tệ/tấn.
Thị trường nhập khẩu sắt thép 11 tháng đầu năm 2019
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sắt thép tháng 11/2019 sụt giảm 11,9% về lượng và giảm 20,7% về kim ngạch so với tháng 10/2019, đạt 1,16 triệu tấn, tương đương 707,31 triệu USD; tuy nhiên so với cùng tháng năm 2018 thì tăng 22,1% về lượng nhưng giảm 4,5% về kim ngạch. Giá nhập khẩu sắt thép trong tháng 11/2019 đạt trung bình 608,8 USD/tấn, giảm 1,9% so với tháng liền kề trước đó và giảm 21,2% so với tháng 11/2018.
Cộng chung cả 11 tháng đầu năm 2019 nhập khẩu sắt thép của cả nước đạt 13,36 triệu tấn, tương đương 8,79 tỷ USD, tăng 7,7% về lượng nhưng giảm 3,3% về kim ngạch so với 11 tháng đầu năm 2018. Giá nhập khẩu trung bình giảm 10,2%, đạt 657,4 USD/tấn.
Sắt thép nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc, sau đó là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Ngược lại, nhập khẩu sắt thép từ một số thị trường sụt giảm rất mạnh như Saudi Arabia giảm trên 98% cả về lượng và kim ngạch; Đan Mạch giảm 93,4% về lượng và giảm 78,2% về kim ngạch; Nga giảm 33,1% về lượng và giảm 39% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.