Giá thép xây dựng hôm nay giảm
Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 24 nhân dân tệ xuống 3.793 nhân dân tệ/tấn vào lúc 11h30 giờ Việt Nam, ngày 19/9.
Ảnh minh họa: internet
Chốt phiên giao dịch thứ Tư 18/9, hợp đồng thép thanh xây dựng hoạt động mạnh nhất trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 0,9% xuống còn 509 nhân dân tệ/tấn tính đến 2h20 (giờ địa phương), ghi nhận giảm phiên thứ hai liên tiếp, theo Reuters.
Hợp đồng thép cuộn cán nóng giao sau giao tháng 1/2020 giảm 0,6% xuống còn 3.520 nhân dân tệ/tấn.
Hợp đồng quặng sắt giao sau của Trung Quốc giảm phiên thứ ba liên tiếp bởi lượng quặng sắt nhập khẩu bằng đường biển tại các cảng của nước này và xuất khẩu từ công ty khai thác quặng lớn gia tăng.
Giá quặng sắt trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, giao tháng 1/2020, giảm 1,1% xuống còn 658 nhân dân tệ/tấn (tương đương 92,80 USD/tấn) đầu phiên giao dịch.
Nguyên liệu sản xuất thép nhập khẩu vào Trung Quốc đạt 24,1 triệu tấn trong tuần từ 9 - 15/9, tăng 6,3 triệu tấn so với tuần trước đó. Xuất khẩu từ Australia và Brazil trong tuần trước tăng 890.000 tấn lên 21,9 triệu tấn, Mysteel cho biết.
Đầu tuần này, Sàn giao dịch Đại Liên đã giới thiệu một hệ thống các hợp đồng quặng sắt mới với hợp đồng đầu tiên giao tháng 9/2020 giảm 3% trong đầu phiên.
Giá quặng sắt hàm lượng 62% để giao cho Trung Quốc, theo đánh giá của tư vấn SteelHome, đã giảm xuống mức 97 USD/tấn hôm 17/9.
Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác giao dịch trái chiều với giá than mỡ giảm 0,9% xuống 1.338 nhân dân tệ/tấn trong khi giá than cốc tăng 0,4% lên 1.988 nhân dân tệ/tấn.
Cơ quan kế hoạch Trung Quốc đã chấp thuận 9 dự án đầu tư tài sản cố định trị giá tổng cộng 68,9 tỷ CNY trong tháng 8. Sự phục hồi trong chi tiêu cơ sở hạ tầng sẽ hỗ trợ cho thị trường quặng sắt và thép trong những tháng tới.
Chưa tăng thuế nhập khẩu thép cuộn cán nóng
Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP của Chính phủ sau khi lấy ý kiến rộng rãi. Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất chưa tăng thuế nhập khẩu đối với thép cuộn cán nóng, nhằm đảm bảo không xáo trộn sản xuất kinh doanh trong nước.
Sản lượng thép của Việt Nam tăng trong 8 tháng đầu năm
Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tổng sản lượng thép thành phẩm của Việt Nam là khoảng 16.8 triệu tấn trong 8 tháng đầu năm, tăng 6.2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 8, tổng sản lượng là hơn 2.08 triệu tấn, giảm 1% so với tháng 7. Lý do cho sự suy giảm trong tháng 8 là mùa mưa.
Bên cạnh đó, tổng sản lượng bán thép trong tháng 8 là khoảng 1.87 triệu tấn, giảm 10% so với tháng 7 và 4.4% so với năm ngoái.
Xuất khẩu hơn 4,3 triệu tấn thép trong 8 tháng
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2019 lượng xuất nhập khẩu sắt thép các loại tăng nhẹ. Xuất khẩu thép ra thị trường nước ngoài khó khăn hơn bởi các hàng rào phòng vệ thương mại.
Cụ thể, xuất khẩu sắt thép tháng 8/2019 đạt hơn 492 ngàn tấn, trị giá 320 triệu USD, tăng 6,4% về lượng và tăng 2,8% về trị giá so với tháng trước. Lũy kế 8 tháng, lượng sắt thép xuất khẩu đạt 4,37 triệu tấn, trị giá 2,85 tỷ USD tăng 8,5% về lượng và giảm 4,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến hết tháng 8/2019 sắt thép các loại chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường ASEAN như: Campuchia (1,17 triệu tấn), Indonesia (hơn 500 ngàn tấn), Malaysia (502 ngàn tấn),…
Về nhập khẩu lượng sắt thép các loại tháng 8 đạt 1,28 triệu tấn, trị giá 827,9 triệu USD, tăng nhẹ cả về lượng và trị giá so với tháng trước. Lũy kế 8 tháng, nhập khẩu sắt thép các loại đạt 9,64 triệu tấn trị giá 6,45 tỷ USD, giảm 3,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Kết thúc tháng 8/2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam với 3,87 triệu tấn, trị giá 2,45 tỷ USD. Tiếp theo là Nhật Bản, Hàn Quốc.