Giá thép xây dựng hôm nay tăng mạnh
Giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 54 nhân dân tệ lên 3.515 nhân dân tệ/tấn vào lúc 10h00, ngày 20/3, giờ Việt Nam.
Ảnh minh họa: internet
Trong phiên thứ Năm (19/3), giá thép thanh xây dựng từng giảm tới 6,5%, trước khi chốt phiên cải thiện, giảm 0,9% trong khi giá thép cuộn cán nóng và thép không gỉ đều giảm 1,7%, theo Reuters.
Hợp đồng quặng sắt giao sau tại Trung Quốc xóa bỏ mức giảm trước đó khi công ty khai thác mỏ Vale SA cho biết có thể tạm thời dừng các hoạt động tại trung tâm phân phối Malaysia như một biện pháp an toàn chống lại đại dịch virus corona.
Hợp đồng quặng sắt có khối lượng giao dịch lớn nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên ổn định ở mức 678 nhân dân tệ/tấn (tương đương 95,76 USD/tấn) sau khi giảm 5,8% trước đó.
Trên Sàn giao dịch Singapore, giá quặng sắt hạ mức giảm xuống còn 0,3% từ mức 4,1% trước đó.
Công ty quặng sắt Vale SA hôm thứ Tư (18/3) cho biết trung tâm phân phối của Malaysia có thể tạm dừng hoạt động trong khoảng thời gian từ 21/3 - 31/3 để bảo vệ nhân viên và khi chính quyền áp đặt các hạn chế vận chuyển để ngăn chặn sự lây nhiễm virus coroa.
Tuy nhiên, công ty nhấn mạnh khối lượng sản xuất và xuất khẩu trong năm 2020 sẽ không bị ảnh hưởng mặc dù có tác động khoảng 800.000 tấn trong doanh thu trong quí đầu tiên.
Giá quặng sắt đã tăng 4,9% trong năm nay, cho thấy khả năng phục hồi mặc dù nắm bắt thị trường tài chính bị tác động tiêu cực bởi virus corona vì các nhà đầu tư hi vọng về gói kích thích cơ sở hạ tầng từ Bắc Kinh.
Tại châu Á Thái Bình Dương, thị trường lớn đối với sản phẩm thép Trung Quốc, Công ty Moody cảnh báo “sự gia tăng của dịch bệnh sẽ khiến nền kinh tế suy yếu đáng kể do tiêu thụ nội địa chậm lại, làm trầm trọng thêm sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng và thương mại hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới”.
Trung Quốc chiếm hơn một nửa sản lượng thép thế giới và khoảng một nửa tổng lượng tiêu thụ vật liệu sản xuất và xây dựng.
Bắc Kinh là nơi có số lượng lớn trường hợp nhiễm virus corona từ bên ngoài, trong khi tại địa phương không ghi nhận ca nhiễm mới nào, điều này gây áp lực đối với Trung Quốc khi phải sàng lọc hành khách bị bệnh và cách li các trường hợp nghi ngờ.
Giá than mỡ giảm 0,5% trong khi giá than cốc giảm 2,2%.
Giá quặng sắt giao ngay hàm lượng 62% ở mức 92,5 USD/tấn vào ngày 18/3, mức cao nhất kể từ ngày 24/2, theo dữ liệu của SteelHome.
Malaysia điều tra CBPG thép mạ xuất xứ Việt Nam với biên độ cáo buộc đến 39,27%
Các doanh nghiệp Việt Nam được nêu trong Hồ sơ yêu cầu gồm Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Đông Á, Tân Phương Khanh, Tôn Phương Nam, Maruichi Sun Steel.
Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 13/3, Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia (MITI) thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ (tôn mạ) có xuất xứ từ Việt Nam.
Cụ thể hàng hóa bị điều tra là thép cán dẹt không hợp kim, được phủ hoặc mạ nhôm hoặc kẽm, còn có tên gọi khác là thép mạ hoặc tôn mạ.
Trong đó, từ 1/4/2017, các sản phẩm có mã HS là 7210.61.11, 7210.61.12, 7210.61.19, 7210.61.91, 7210.61.92, 7210.61.99, 7212.50.23, 7212.50.24, 7212.50.29.
Còn trước 1/4/2017 là các mã HS 7210.61.31, 7210.61.39, 7210.61.90, 7210.61.11, 7210.61.12, 7210.61.19, 7210.61.91, 7210.61.92, 7210.61.99, 7212.50.21, 7212.50.22.
Thời kì điều tra từ 1/8/2016 đến 31/7/2019. Đây là thời kì Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia thu thập số liệu để tính toán biên độ phá giá của Việt Nam, thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước của Malaysia và mối quan hệ nhân quả.
Biên độ bán phá giá cáo buộc đối với Việt Nam là 39,27%. Các doanh nghiệp Việt Nam được nêu trong Hồ sơ yêu cầu gồm Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Đông Á, Tân Phương Khanh, Tôn Phương Nam, Maruichi Sun Steel.
Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia sẽ gửi Bản câu hỏi điều tra cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu được biết tới. Các doanh nghiệp chưa nhận được phải liên lạc để đề nghị cung cấp Bản câu hỏi trong trước ngày 3/4/2020 và nộp Bản trả lời câu hỏi trước 17h ngày 17/4/2020 (theo giờ Malaysia).
Ngành thép Việt Nam tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính của chính phủ để giảm tổn thất kinh doanh
Theo báo cáo, ngành thép Việt Nam đã tìm kiếm chính phủ hỗ trợ tài chính để giảm bớt tổn thất kinh doanh.
Trịnh Khôi Nguyễn, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giải thích rằng nhu cầu của thị trường thép trong nước đã giảm mạnh do các dự án xây dựng bị ngưng trệ, trong khi các nước khác đã áp dụng các biện pháp nghiêm trọng để theo dõi tình trạng hậu cần của hàng hóa.
Về khía cạnh cung cấp, nhà cung cấp chính tập trung kiểm soát các biện pháp phòng ngừa của COVID-19 và tuyên bố đình chỉ sản xuất, khiến các nhà sản xuất thép phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu.
VSA đề nghị chính phủ điều chỉnh lãi suất và hạn mức tín dụng để hỗ trợ ngành thép sẽ được vận hành trơn tru.