Giá thép xây dựng hôm nay 17/3/2020: Giá thép giảm nhẹ dù nhu cầu phục hồi

(VOH) - Giá thép xây dựng ngày 17/3 giảm, tâm lý trên thị trường kim loại Trung Quốc khá lạc quan với giá quặng sắt cũng được hỗ trợ bởi mối lo nguồn cung.

Giá thép xây dựng thế giới giản nhẹ

Giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 7 nhân dân tệ xuống 3.555 nhân dân tệ/tấn vào lúc 9h00, ngày 17/3, giờ Việt Nam.

Giá thép xây dựng hôm nay 17/3/2020

Ảnh minh họa: internet

Sản lượng thép của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2020 tăng 3,1%, bất chấp sự gián đoạn. Giá quặng sắt, nguyên liệu sản xuất thép khác cũng tăng cao.

Hợp đồng thép giao sau chạm mức cao nhất hai tháng vào thứ Hai (16/3) khi nhu cầu có dấu hiệu phục hồi, kết thúc phiên tăng nhẹ dù Trung Quốc công bố dữ liệu sản lượng công nghiệp tồi tệ, theo Reuters.

Giá thép thanh xây dựng trên Sàn Thượng Hải kết thúc phiên tăng 1,2% lên 3.553 nhân dân tệ/tấn (tương đương 507,56 USD/tấn) sau khi đạt 3.584 nhân dân tệ/tấn trước đó, mức cao nhất kể từ ngày 21/1.

Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,6% lên 3.506 nhân dân tệ/tấn sau khi ở mức 3.551 nhân dân tệ/tấn đầu phiên. Giá thép không gỉ tăng 0,9%.

Tâm lí trên thị trường kim loại Trung Quốc khá lạc quan với giá quặng sắt cũng được hỗ trợ bởi mối lo nguồn cung.

Daniel Hynes, chiến lược gia hàng hóa cao cấp của ANZ, cho biết các công nhân đang dần quay trở lại làm việc và dự kiến các nhà máy thép sẽ bổ sung nguyên liệu thô.

Các kho dự trữ thép của Trung Quốc đạt mức cao kỉ lục 38,91 triệu tấn trong tuần trước nhưng ghi nhận mức tăng hàng tuần chậm nhất kể từ ngày 20/12, theo dữ liệu của Mysteel. Hàng tồn kho tại các nhà máy giảm 600.000 tấn xuống còn 12,9 triệu tấn.

Sản lượng công nghiệp ở Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm, bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng phát của virus corona, giảm 13,5% so với cùng kì năm trước, mức yếu nhất kể từ tháng 1/1990.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất thêm 100 điểm cơ bản trong ngày 15/3 cùng với nỗ lực chính sách toàn cầu nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế bằng cách đóng cửa và cấm đi lại ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trên toàn cầu.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc ngày 13/3 cắt giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ lần thứ 2 trong năm nay, giải phóng 79 tỉ USD nhằm hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi virus corona.

Trung Quốc chiếm hơn một nửa sản lượng thép thế giới và là nhà xuất khẩu vật liệu sản xuất và xây dựng lớn nhất toàn cầu.

Giá quặng sắt giao sau trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng 0,5% và giá quặng trên Sàn giao dịch Singaore tăng 0,1%.

Công ty khai thác quặng sắt Vale SA cho biết họ có thể áp dụng các biện pháp dự phòng hoặc đình chỉ hoạt động do lo ngại về virus corona.

Giá than mỡ tăng 0,3% trong khi giá than cốc tăng 0,6%.

Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc cảnh báo về rủi ro đầu cơ trên thị trường kì hạn, cho biết xu hướng giá quặng sắt đang đi chệch khỏi các yếu tố cơ bản về cung - cầu và thị trường giao ngay.

Xu hướng thị trường kim loại Trung Quốc nhìn chung lạc quan, với giá quặng sắt dẫn đầu đà tăng trong số các nguyên liệu sản xuất thép, được thúc đẩy bởi tồn trữ tại các cảng của Trung Quốc suy giảm.

Ngành thép Việt Nam tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính của chính phủ để giảm tổn thất kinh doanh

Theo báo cáo, ngành thép Việt Nam đã tìm kiếm chính phủ hỗ trợ tài chính để giảm bớt tổn thất kinh doanh.

Trịnh Khôi Nguyễn, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giải thích rằng nhu cầu của thị trường thép trong nước đã giảm mạnh do các dự án xây dựng bị ngưng trệ, trong khi các nước khác đã áp dụng các biện pháp nghiêm trọng để theo dõi tình trạng hậu cần của hàng hóa.

Về khía cạnh cung cấp, nhà cung cấp chính tập trung kiểm soát các biện pháp phòng ngừa của COVID-19 và tuyên bố đình chỉ sản xuất, khiến các nhà sản xuất thép phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu.

VSA đề nghị chính phủ điều chỉnh lãi suất và hạn mức tín dụng để hỗ trợ ngành thép sẽ được vận hành trơn tru.

Xuất khẩu thép Việt Nam giảm 38%

Sản lượng thép thô của Việt Nam trong tháng 1 đạt hơn 1,6 triệu tấn, giảm 22,3% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, bán hàng đạt gần 1,4 triệu tấn, giảm trên 30% so với cùng kì, xuất khẩu thép giảm 38% còn 283.134 tấn, theo thông tin từ Hiệp hội thép Việt Nam (VSA).

Việt Nam nhập khẩu hơn 940.000 tấn sắt thép các loại trong tháng 1, trị giá khoảng 567 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu hơn 460.000 tấn sắt thép các loại, trị giá khoảng 247 triệu USD.

Theo VSA, nhập khẩu sắt thép các loại năm 2019 tăng 7,6% về lượng nhưng giảm 3,9% về kim ngạch so với năm 2018, đạt 14,5 triệu tấn, trị giá 9,51 tỉ USD.

Nhập khẩu thép từ Trung Quốc – thị trường lớn nhất, giảm 18% về lượng, giảm 26,6% về kim ngạch và giảm 10,5% về giá so với năm 2018, đạt 5,14 triệu tấn, tương đương 3,3 tỉ USD. 

Năm 2019, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam tăng 6,6% về lượng nhưng giảm 7,4% về kim ngạch và giảm 13,2% về giá so với năm 2018, đạt 6,7 triệu tấn, giá trị 4,2 tỉ USD.

Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, chiếm 62,5% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước và gần 60% trong tổng kim ngạch, đạt 4,17 triệu tấn, giá trị 2,52 tỉ USD.

Giá thép xây dựng hôm nay 16/3/2020: Giá thép tăng mạnh, dù khối lượng tồn kho tăng - Giá thép xây dựng ngày 16/3 tăng mạnh dù khối lượng đồng tồn kho tại Trung Quốc tăng thêm 10% trong tuần qua khi nhu cầu và sản xuất đang phục hồi sau tác động của virus corona.
Giá xăng dầu hôm nay 17/3/2020: Tiếp đà lao dốc 10% do đại dịch Covid-19 - Giá xăng dầu ngày 17/3 giảm xuống dưới ngưỡng 30 USD/thùng do dịch virus corona lây lan mạnh trên toàn thế giới khiến hoạt động đi lại bị hạn chế kéo theo nhu cầu xăng dầu giảm.
Bình luận