Giá thép xây dựng hôm nay 21/08/2020: Giá thép tăng, giá quặng sắt giảm

(VOH) - Giá thép ngày 21/08 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 20 đồng nhân dân tệ. Trong khi đó, giá thép cuộn cán nóng giảm 0,2%, còn thép không gỉ tăng 0,1%, giá quặng sắt cũng giảm.

Giá thép thế giới quay đầu tăng

Giá thép hôm nay giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 20 đồng nhân dân tệ lên 3.792 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h00, ngày 21/08, giờ Việt Nam. 

Giá thép xây dựng hôm nay 21/08/2020

Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Cũng trên Sàn Thượng Hải, giá thép cây xây dựng điều chỉnh giảm 1,5%, trong khi thép cuộn cán nóng giảm 0,2%, còn thép không gỉ tăng 0,1%.

Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trong tháng 1/2021 tại Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên. Kết thúc phiên ngày hôm qua (20/8), giá quặng sắt giảm 1,4% xuống còn 848 nhân dân tệ/tấn (tương đương 122,51 USD/tấn).

Trong khi đó, giá than luyện cốc ghi nhận mức tăng 2,9%, còn than cốc lại giảm 1%.

Hợp đồng quặng sắt tháng 9 trên Sàn giao dịch Singapore giảm 0,2% xuống còn 124,05 USD/tấn cũng trong phiên chiều ngày hôm qua.

Giá quặng sắt giảm do những dấu hiệu nguồn cung tới Trung Quốc cải thiện ổn định và do giá giao ngay tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn 6 năm.

Quặng sắt giao tháng 1/2021 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa giảm 1,4% xuống 848 CNY (122,51 USD)/tấn, kết thúc 5 ngày tăng liên tiếp.

Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 tại Singapore giảm 0,2% xuống 124,05 USD sau khi tăng trong đầu phiên giao dịch.

Theo ghi nhận từ SteelHome, giá quặng sắt giao ngay với hàm lượng tiêu chuẩn 62% tăng vọt lên mức 106,5 USD/tấn vào hôm thứ Tư (19/8).

Howie Lee, nhà kinh tế tại Ngân hàng OCBC Singapore cho biết: “Giá quặng sắt đã đạt mục tiêu ngắn hạn của chúng tôi là 120 USD/tấn. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục điều chỉnh mức giá ở ngưỡng cao hơn là 130 USD/tấn”.

Tại Trung Quốc, các nhà máy thép duy trì việc gia tăng sản lượng với hi vọng nhu cầu trong nước, đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ thép cây làm vật liệu xây dựng sẽ vẫn tăng mạnh do chính sách đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng của Chính phủ.

Theo ước tính từ nhà cung cấp dữ liệu SMM, có khoảng 14,81 triệu tấn quặng sắt đã cập bến tại các cảng lớn của Trung Quốc vào tuần trước, tăng 2,16 triệu tấn so với so với mức ghi nhận trước đó. Lượng hàng rời Australia và Brazil trong cùng thời điểm cũng tăng theo, Reuters đưa tin.

Còn tại Ấn Độ, các nhà xuất khẩu đã lên tiếng bày tỏ lo ngại trước việc giá thép trong nước tăng cao sau khi áp thuế chống bán phá giá đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc vào đầu năm nay.

Trong bối cảnh hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc, các nhà sản xuất thép Ấn Độ đã tăng giá trên các chủng loại sản phẩm khác nhau, khiến chi phí nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp sản xuất tăng cao và đẩy các nhà xuất khẩu thép vào tình cảnh không cạnh tranh được trên thế giới thị trường.

Theo số liệu của Hội đồng xúc tiến xuất khẩu kĩ thuật Ấn Độ (EEPC), các công ty đã tăng giá thép cuộn cán nóng với mức trung bình từ 700 - 750 Rupee/tấn vào tháng 7 năm nay.

Đối với thép cuộn cán nguội, giá tăng ở mức 500 - 550 Rupee/tấn. Giá thép viên tăng từ 300 - 350 Rupee/tấn và giá quặng sắt dạng cục và quặng mịn cao hơn từ 200 - 250 Rupee/tấn. Với thị trường nội địa, giá sắt thép cũng tăng với mức 3.000 Rupee/tấn.

Trong tháng 6 năm nay, Ấn Độ đã sản xuất tổng cộng 6,9 triệu tấn thép thô, giảm 26,3% so với cùng kì năm ngoái.

Còn tại Nhật Bản, sản lượng thép thô giảm 36,3% so với năm 2019, trong khi Hàn Quốc chỉ giảm 14,3% xuống 5,1 tấn thép thô trong tháng 6 năm nay, theo thông tin từ The Hindu Business Line.

Trung Quốc tăng mua sắt thép Việt Nam gấp 18 lần

Trung Quốc dẫn đầu về tiêu thụ sắt thép của Việt Nam khi nhập khẩu gần 1,5 triệu tấn trong 7 tháng đầu năm 2020.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu sắt thép của cả nước đạt gần 4,8 triệu tấn, tương đương hơn 2,5 tỉ USD, tăng 24% về lượng và tăng 0,4% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, tính chung trong 7 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc vẫn dẫn đầu về tiêu thụ sắt thép của Việt Nam, với gần 1,5 triệu tấn, tương đương hơn 585 triệu USD, giá trung bình trên 401 USD/tấn. Mức tiêu thụ này tăng gấp 18 lần về lượng, 14 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019.

Lượng sắt thép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm hơn 30% trong tổng lượng và chiếm 23% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam.

Tính riêng trong tháng 7-2020, Việt Nam xuất khẩu sang một số thị trường tăng rất mạnh so với tháng 6-2020. Đơn cử như sắt thép xuất sang Singapore tăng 70% về lượng và 195% về kim ngạch, Bangladesh tăng 125% về lượng và 130% về kim ngạch, Bỉ tăng 257% về lượng và 124% về kim ngạch và Philippines tăng 118% về lượng và 116% về kim ngạch.

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) vừa đưa ra thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) nhập khẩu vào Việt Nam.

Trước đó, ngày 21 tháng 10 năm 2019, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3162/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) nhập khẩu vào Việt Nam và quyết định tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm này.

Giá thép xây dựng hôm nay 20/8: Giá thép tiếp tục giảm, giá quặng sắt vượt 120 USD/tấn - Giá thép ngày 20/08 giảm 62 đồng nhân dân tệ, giá than luyện cốc cũng  giảm 1,5% trong khi than cốc tăng nhẹ 0,2%. Quặng sắt cũng tăng do lạc quan về triển vọng nhu cầu thép tại Trung Quốc.
Giá tiêu hôm nay 21/08/2020: Giá thế giới tăng, trong khi giá tại Gia Lai giảm 500 đồng/kg - Giá tiêu trong nước ngày 21/08 giảm 500 đồng/kg tại Gia Lai, còn giá tại hầu hết ở các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam đi ngang. Giá tiêu thế giới tăng trở lại.
Bình luận