Giá thép xây dựng hôm nay 21/1/2019: Tăng hơn 2% vào đầu tuần

(VOH) – Tại thời điểm  7h30, ngày 21/1, giơ Việt Nam, giá thép thanh giao tháng 5/2019 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Kì hạn Thượng Hải tăng 2,05% lên 3.669 nhân dân tệ/tấn (tương đương 541,18 USD/tấn).

Chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu 18/1, giá hợp đồng thanh cốt thép giao sau tăng 2,2% lên 3.628 nhân dân tệ/tấn (tương đương 535,13 USD/tấn).

Trên sàn giao dịch Đại Liên, hợp đồng quặng sắt giao sau tăng 2,6% lên 525 nhân dân tệ/tấn (tương đương 77,44 USD/tấn), mức cao nhất kể từ khi chạm đỉnh 531,4 nhân dân tệ/tấn vào ngày 5/3/2018.

Giá hợp đồng than cốc giao sau tăng 1,6% lên 2.066 nhân dân tệ/tấn (tương đương 304,74 USD/tấn), trong khi giá than luyện cốc giao sau tăng 0,9% lên 1.239,5 nhân dân tệ/tấn (182,83 USD/tấn).

nhà máy sản xuất thép cuộn

Ảnh minh họa: internet

Dự trữ quặng sắt đang gia tăng ở các mỏ tại Karnataka, Ấn Độ dù các công ty khai khoáng liên tục nhắc nhở các cơ quan chức trách. Lý do chính là hoạt động nhập khẩu quặng sắt liên tục. Các công ty khai thác mỏ đang tiếp cận NITI Aayog, tổ chức quốc gia về biến đổi Ấn Độ, với mong muốn can thiệp vào vấn đề này.

Các công ty khai khoáng từ Karnataka đã thúc giục NITI Aayog đưa ra các biện pháp và họ đề cập tới lá thư viết tay của Bộ trưởng Tiểu bang Karnataka, H D Kumaraswamy, gửi tới Thủ tướng Narendra Modi, với mong muốn can thiệp vào vấn đề này.

Ông H D Kumaraswamy đã viết thư gửi Thủ tướng về vấn đề sự gia tăng của kim ngạch nhập khẩu quặng sắt và tìm cách tăng thuế hải quan lên quặng sắt. Diễn biến này xảy ra giữa lúc kim ngạch nhập khẩu quặng sắt ở Karnataka tăng mạnh và kết quả dự trữ quặng sắt chưa bán hiện nay lên tới 5 triệu tấn.

H M Khyum Ali, Giám đốc của Liên đoàn các Ngành công nghiệp Khoáng sản Ấn Độ (FIMI), cho rằng ngay cả khi năm tài chính sắp kết thúc nhưng tình hình cũng chẳng hề cải thiện.

Các nhà khai thác quặng sắt ở Karnataka hoạt động trong một môi trường bị giới hạn, trong đó họ chỉ có thể bán quặng sắt ở trong nước, mặc dù ngành thép được nhập khẩu tự do.

Năm 2018, xuất khẩu sắt thép tăng mạnh cả về lượng và giá trị

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, mặc dù gặp nhiều thách thức trong năm 2018 nhưng xuất khẩu sắt thép tăng 33% về lượng so với năm ngoái, đạt 6,25 triệu tấn, trị giá 4,55 tỉ USD.

Cụ thể, lượng xuất khẩu sắt thép các loại trong tháng 12/2018 đạt 494 nghìn tấn, với trị giá đạt 340 triệu USD, giảm 10,6% về lượng và giảm 11,9% về trị giá. Qua đó đưa lượng xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2018 đạt 6,26 triệu tấn, trị giá 4,55 tỉ USD, tăng 33,1% về lượng và tăng 44,5% về trị giá so với năm 2017.

Campuchia, Hoa Kỳ, Indonesia, Malaysia và EU là 5 thị trường lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam với tốc độ tăng cao đột biến. Lượng xuất khẩu sắt thép sang Campuchia là 1,4 triệu tấn, tăng 51,2%; Hoa Kỳ: 906 nghìn tấn, tăng 73,1%; Indonesia: 688 nghìn tấn, tăng 12,3%; Malaysia: 604 nghìn tấn, tăng 52%; EU: 484 nghìn tấn, tăng 3,8% so với năm trước.

Về nhập khẩu sắt thép các loại trong năm 2018 đạt 13,53 triệu tấn, trị giá 9,89 tỷ USD, giảm 9,8% về lượng nhưng tăng 9,0% về trị giá so với  năm 2017.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam trong năm 2018 với 6,27 triệu tấn, trị giá đạt 4,5 tỉ USD, giảm 10,2% về lượng, nhưng tăng 9,6% về trị giá so với năm trước. Đứng thứ 2 là Nhật Bản với 2,23 triệu tấn, trị giá 1,59 tỉ USD, giảm 2% về lượng và tăng 12,7% về trị giá; đứng thứ ba là Hàn Quốc với 1,7 triệu tấn, trị giá đạt 1,41 tỉ USD giảm 0,5% về lượng và tăng 15,4% về trị giá…

Giá thép xây dựng hôm nay 19/1/2019: Tăng mạnh trong phiên cuối tuần - Giá thép thanh giao tháng 5/2019 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Kì hạn Thượng Hải tăng 2,05% lên 3.669 nhân dân tệ/tấn (tương đương 541,18 USD/tấn) vào lúc 7h16 , ngay 19/1.
Dự báo giá vàng tuần 21/1 – 27/1: Lo lắng về các rủi ro làm giá vàng giảm – Việc Mỹ và Trung Quốc đang đến gần với kết luận cuối cùng cho cuộc chiến thương mại làm khơi dậy sự lạc quan của nhà đầu tư và gây cản trở giá vàng ngắn hạn.