Giá thép thế giới quay đầu giảm
Giá thép ngày 21/12, giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 62 nhân dân tệ xuống mức 4.475 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 8h15 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Giá quặng sắt trên cả sàn Đại Liên (Trung Quốc) và Singapore đều tăng phiên thứ 3 liên tiếp do tâm lý lạc quan về triển vọng nhu cầu nguyên liệu thép sau khi xuất hiện những dấu hiệu cho thấy nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới – Trung Quốc – trở lại tăng sản lượng trong tháng này.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1 trên Sàn Singapore phiên này tăng 6,7% lên 127,95 USD/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 12/10; quặng sắt kỳ hạn tháng 5 Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên trong phiên có lúc cũng tăng 0,7% lên 687,50 CNY (107,80 USD)/tấn nhưng quay đầu giảm về cuối phiên.
Giá thép đã giảm so với mức cao kỷ lục hồi đầu năm do nhu cầu từ hoạt động xây dựng hạ nhiệt, vốn chiếm hơn một nửa lượng tiêu thụ kim loại, trong khi giá cổ phiếu của các nhà sản xuất thép cũng bị ảnh hưởng.
Sự nhạy cảm cấp tính của thép đối với các dòng tiền và dòng chảy trong xây dựng cũng như sản xuất khiến nó trở thành một yếu tố được theo dõi chặt chẽ đối với nền kinh tế đã bắt đầu tăng trưởng chậm lại từ quý II của Trung Quốc.
Trong quý cuối cùng của năm 2021, thị trường bất động sản bị ảnh hưởng nặng nề hơn khi sự bất ổn trong lĩnh vực này đã làm rung chuyển tâm lý vốn đã yếu của người mua.
Lượng nhà ở chưa bán được tại 100 thành phố lớn nhất của Trung Quốc đã đạt mức cao nhất trong 5 năm qua, được ghi nhận vào tháng 11.
Nhu cầu mua nhà dự kiến sẽ giảm hơn nữa vào năm 2022 và điều này có thể ảnh hưởng đến các nhà sản xuất sản phẩm gia dụng ở hạ nguồn, Reuters đưa tin.
Giá thép trong nước ổn định
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát duy trì mức giá thấp nhất 15 ngày liên tiếp, với 2 sản phẩm của hãng bao gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.160 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.260 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ, hiện 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 ở mức 15.960 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.060 đồng/kg.
Thép Pomina với thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.390 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.600 đồng/kg.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát không có biến động, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.260 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 16.410 đồng/kg.
Thép Việt Ý bình ổn giá bán, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.210 đồng/kg; thép D10 CB300 hiện có giá 16.310 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức tiếp tục duy trì đi ngang, với thép cuộn CB240 ở mức 16.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.540 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ bình ổn 4 ngày liên tiếp, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.160 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có mức giá 16.260 đồng/kg.
Thép Việt Sing với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 16.040 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.240 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.190 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát ổn định 15 ngày liên tiếp, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.360 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức tiếp tục đi ngang kể từ sau đợt điều chỉnh giảm giá bán ngày 7/12 tới nay, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.600 đồng/kg.
Tương tự, thép Việt Mỹ tại thị trường miền Trung tiếp tục ổn định từ 7/12 tới nay, với dòng thép cuộn CB240 xuống mức 16.060 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.110 đồng/kg.
Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.390 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.400 đồng/kg.
Tiêu thụ thép trong nước giảm, xuất khẩu tăng
Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tình hình sản xuất thép xây dựng tháng 11 đạt kết quả tốt so với tháng trước và cùng kỳ năm 2020, song sản lượng tiêu thụ lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Trái với diễn biến trong nước, xuất khẩu thép lại có mức tăng trưởng mạnh cả về sản lượng và giá trị.
VSA cho biết, sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 11/2021 đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 2,71% so với tháng 10/2021 và tăng 5,6% so với cùng kỳ 2020, tiêu thụ thép xây dựng đạt hơn 872.000 tấn, giảm 26,11% so với tháng trước và giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Tính chung 11 tháng năm 2021, sản xuất thép xây dựng đạt hơn 11,3 triệu tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2020. Tiêu thụ thép xây dựng đạt gần 11 triệu tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo lý giải của đại diện VSA, dịch COVID-19 kéo dài khiến nhiều công trình xây dựng, các dự án bị tạm thời hoãn lại, đặc biệt tại khu vực phía Nam dù được tái khởi động nhưng còn nhiều khó khăn, dẫn đến sản lượng tiêu thụ thép xây dựng giảm 2,6%; trong đó tiêu thụ trong nước giảm 10% so với cùng kỳ năm 2020.
Cụ thể, 11 tháng năm 2021, tăng trưởng bán hàng thép xây dựng tại miền Bắc giảm 11,4%, miền Nam giảm 9,4%, xuất khẩu và miền Trung tăng lần lượt 32% và 17,5%.
Trái lại, xuất khẩu thép xây dựng 11 tháng năm 2021 đạt hơn 2 triệu tấn, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2020. Các yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu như chính sách môi trường, điều chỉnh hoàn thuế xuất khẩu của Chính phủ Trung Quốc và biến động giá quặng, than Coke và phế vừa qua đã ảnh hưởng đến thị trường thép Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Với mặt hàng thép cuộn cán nóng, trong 11 tháng năm 2021, sản xuất thép cuộn cán nóng đạt hơn 6,5 triệu tấn, tăng 68,2% so với cùng kỳ; tiêu thụ thép cuộn cán nóng đạt hơn 6,52 triệu tấn, tăng 75,5% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu đạt hơn 1,2 triệu tấn, tăng 84% so với cùng kỳ 2020.
Theo nhận định của VSA, nhu cầu thị trường tăng mạnh giúp xuất khẩu sắt thép trong nước gặp nhiều thuận lợi. Các nhà sản xuất lớn trong nước như Hoà Phát, Tôn Hoa Sen hay Nam Kim đều đạt con số xuất khẩu ấn tượng. Sắt thép các loại của nước ta được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường ASEAN, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ.
VSA cũng cho hay, dự kiến năm 2022, tình hình sản xuất và bán hàng thép có thể chững lại khi có thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán, khả năng dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó khăn. Dự kiến, tăng trưởng sản xuất thép thô khoảng 8-10% so với năm 2021; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép thành phẩm có mức tăng trưởng tương ứng so với năm 2021.