Giá thép xây dựng hôm nay 22/8/2019: Giá thép tăng nhẹ, giá quặng sắt giảm sâu

(VOH)- Giá thép hôm nay tăng, giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm xuống thấp nhất 10 tuần sau khi tập đoàn khai thác khổng lồ BHP đưa ra triển vọng bi quan về giá nguyên liệu thô sản xuất thép.

 Giá thép xây dựng tăng

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 30 nhân dân tệ lên 3.697 nhân dân tệ/tấn vào lúc 10h00, ngày 22/8, giờ Việt Nam.

Sản xuất thép

Ảnh minh họa: internet

Chốt phiên giao dịch thứ Tư 21/8, giá thép thanh xây dựng trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 1,1% xuống 3.686 nhân dân tệ/tấn, theo Reuters.

Giá thép cuộn cán nóng giảm 0,2% xuống còn 3.720 nhân dân tệ/tấn.

Giá quặng sắt giao sau ở Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất 10 tuần, kéo dài tổn thất cùng với giá than cốc sau khi tập đoàn khai thác khổng lồ BHP đưa ra triển vọng giá nguyên sản xuất luyện thép.

Giá quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, giao tháng 1/2020, giảm phiên thứ 5 liên tiếp, chốt phiên giao dịch giảm 4,3% xuống 589,5 nhân dân tệ/tấn, mức chốt phiên thấp nhất kể từ ngày 10/6.

BHP, công ty khai thác lớn nhất thế giới, đưa ra cảnh báo nền kinh tế toàn cầu dưới tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể ảnh hưởng đến nhu cầu đối với các mặt hàng quan trọng gồm cả quặng sắt.

BHP dự kiến giá trung bình cho nguyên liệu sản xuất thép sẽ thấp hơn trong năm tài chính 2020 so với năm 2019 song giá vẫn cao hơn chi phí dài hạn trong bối cảnh gián đoạn nguồn cung toàn cầu.

Dự báo của BHP cho thấy thị trường có thể chứng kiến sự biến động đáng kể về giá trước khi tiếp tục điều chỉnh theo sự gián đoạn nguồn cung, ANZ cho biết.

Sự suy giảm xuất khẩu quặng sắt vào Trung Quốc sau vụ vỡ đập tại Brazil trong tháng 1/2019 và cơn bão tại Australia, trong khi các nhà sản xuất thép Trung Quốc thúc đẩy sản xuất, nâng giá nguyên liệu sản xuất thép giao ngay lên mức cao nhất 5 năm trong mấy tháng gần đây.

Giá đã giảm trở lại những tuần gần đây khi các lô hàng đến Trung Quốc tăng trở lại trong khi nhu cầu thép suy yếu theo mùa và hạn chế sản lượng được áp dụng ở một số trung tâm sản xuất thép song vẫn cao hơn mức năm 2018.

Hợp đồng quặng sắt hoạt động mạnh nhất trên Sàn giao dịch Singapore giảm 5,8% xuống còn 81,42 USD/tấn vào cuối phiên giao dịch.

Giá quặng sắt dự kiến sẽ không tiếp tục tăng cao vào năm 2010, vì vậy trọng tâm của thị trường hiện tại chuyển sang việc BHP có thể hiện thực hóa tăng chi phí và khối lượng như hứa hẹn hay không sau khi công ty công bố lợi nhuận hàng năm lớn nhất trong 5 năm vào thứ Ba (20/8).

Giá quặng sắt hàm lượng 62% ở mức 91,5 USD/tấn vào thứ ngày 20/8, giảm từ 92,5 USD/tấn trong phiên trước đó.

Hợp đồng than cốc hoạt động mạnh nhất, giao tháng 1/2020, giảm 1,1% xuống còn 1.963 nhân dân tệ/tấn, mức đóng cửa thấp nhất gần 5 tháng.

Giá than mỡ giảm 1% xuống còn 1.325,5 nhân dân tệ/tấn.

Nhu cầu thép của Việt Nam hỗ trợ sản xuất thép trong tháng 7

Theo dữ liệu gần đây của Hiệp hội Thép Việt Nam, số liệu sản xuất thép nói chung của Việt Nam đã tăng mạnh trong năm nay, cho thấy một hiện tượng tốt.

Sản xuất thép trong tháng 7 tăng 1.4% so với tháng 6 và doanh thu từ thép tăng 12.3% so với năm trước. Với sự gia tăng nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng hàng tháng cao hơn trong tháng 7 cho thấy nhu cầu mạnh mẽ và hỗ trợ ngành thép địa phương.

Trong 7tháng đầu năm nay, cả sản xuất và bán thép đều tăng trưởng với mức chênh lệch lớn so với năm ngoái.

Hiệp hội Thép Việt Nam cũng chỉ ra rằng do các rào cản phòng thủ thương mại, đặc biệt là ở EU và Mỹ, nên việc xuất khẩu thép sang thị trường nước ngoài hiện nay khó khăn hơn.

Giá thép xây dựng hôm nay 21/8: Giá thép giảm, giá quặng sắt thấp nhất 10 tuần - Giá thép xây dựng hôm nay giảm, giá quặng sắt Trung Quốc giảm phiên thứ 4 liên tiếp do lo lắng về nguồn cung dịu đi, trong khi gia tăng việc hạn chế sản xuất tại Đường Sơn, Trung Quốc.
Giá xăng dầu hôm nay 22/8/2019: Giá dầu tăng khi tồn kho dầu thô Mỹ giảm- Giá xăng dầu giảm sau khi số liệu của chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô trong nước giảm nhưng dự trữ nhiên liệu lại tăng, lo lắng về kinh tế toàn cầu cũng gây áp lực cho thị trường ...