Giá thép thanh giao tháng 5/2019 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Kì hạn Thượng Hải (SHFE) tăng 0,38% lên mức 3.657 (tương đương 538,31 USD/tấn) vào lúc 7h50, ngày 24/1, giờ Việt Nam.
Chốt phiên giao dịch ngày thứ Tư 23/1, giá hợp đồng thanh cốt thép giao sau giảm 0,3% xuống 3.559 nhân dân tệ/tấn (tương đương 523,88 USD/tấn) sau khi tăng liên tiếp 4 phiên trước đó và chạm mức cao nhất trong 12 tuần ở phiên trước.
Trên sàn giao dịch Đại Liên, hợp đồng quặng sắt giao sau giảm 0,9% xuống 527 nhân dân tệ/tấn (tương đương 77,57 USD/tấn).
Hợp đồng than cốc giao sau tăng 0,3% lên 2.043 nhân dân tệ/tấn (tương đương 300,73 USD/tấn), trong khi giá than luyện cốc giao sau tăng 1,3% lên 1.232 nhân dân tệ/tấn (181,35 USD/tấn).
Ảnh minh họa: internet
Giá thép và quặng sắt giao sau tại Trung Quốc giảm trong ngày 23/1 sau làn sóng bán tháo trên diện rộng ở tất cả tài sản rủi ro, do áp lực từ lo ngại về nhu cầu yếu hơn giữa lúc nền kinh tế toàn cầu giảm tốc.
Dữ liệu chính thức từ Trung Quốc trước đó cho thấy nền kinh tế giảm tốc thêm trong quí IV/2018, kéo tăng trưởng cả năm 2018 xuống đáy gần ba thập kỉ.
Các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc cũng lên tiếng cảnh báo về những áp lực giảm tốc của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng tới thị trường việc làm của Trung Quốc.
Giá thép cũng đi xuống sau khi Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA) cho biết sản lượng thép thô trung bình hàng ngày tại các nhà máy sản xuất thép đạt 1,84 triệu tấn trong giai đoạn 1 - 10/1, tăng 3,5% so với giai đoạn 21 - 31/12/2018, qua đó châm ngòi cho lo ngại về tình trạng dư cung toàn cầu trong ngắn hạn.
Sản lượng thép năm 2018 của Việt Nam vượt 24 triệu tấn, tăng 15%
Sản lượng thép của Việt Nam đạt 24,19 triệu tấn trong năm 2018, tăng 14,9% so với năm trước, dữ liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam cho thấy. Con số hàng năm được lấy ra sau khi bao gồm sản lượng 2,02 triệu tấn của tháng 12, cao hơn 1,6% so với năm trước, hiệp hội cho biết.
Sản lượng cao hơn có thể được quy cho Tập đoàn thép Formosa Hà Tĩnh, đã đốt một lò cao thứ hai vào ngày 18 tháng 5 năm 2018, qua đó tăng gấp đôi công suất sản xuất thép thô của nhà máy này lên 7 triệu tấn/năm.
Tổng doanh số hàng năm đạt 21,74 triệu tấn và xuất khẩu đạt 4,75 triệu tấn, tăng 20,9% và 26,6%. Trong tháng 12, doanh số đạt 1,81 triệu tấn và xuất khẩu là 411.741 tấn, lần lượt giảm 3% và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong bối cảnh những con số cao hơn, sản xuất thép của Việt Nam dự kiến sẽ vẫn có xu hướng tăng trong năm 2019, do có rất nhiều công suất mới sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối năm nay.
Chẳng hạn như, Tập đoàn Hòa Phát dự kiến sẽ khởi công tổ hợp thép Hòa Phát Dung Quất mới vào năm 2019. Tổ hợp này sẽ có bốn lò cao với công suất sản xuất tổng thể là 5 triệu tấn mỗi năm.