Giá thép thế giới tiếp tục tăng
Giá thép hôm nay giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 60 nhân dân tệ lên mức 4.961 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h45 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn).
Giá quặng sắt Trung Quốc hồi phục sau 3 phiên giảm liên tiếp. Kết thúc phiên vừa qua, quặng sắt hợp đồng tham chiếu tăng 4,0% lên 1.173 nhân dân tệ/tấn.
Trong nỗ lực giảm sản lượng thép và giải quyết các vấn đề liên quan đến mức độ ô nhiễm, mới đây, Trung Quốc đã công bố một số thay đổi về mặt chính sách để có thể xác định lại bối cảnh của thị trường thép hiện nay, theo Beroe Inc.
Theo đó, Chính phủ Trung Quốc đã bãi bỏ việc hoàn thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng thép. Ngoài ra, quốc gia này còn hủy bỏ thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm như gang, thép thô, thép nguyên liệu tái chế,...
Vào năm 2020, tỷ trọng sản xuất thép thô toàn cầu của Trung Quốc đã tăng lên 56,5% từ 53,3% vào năm 2019.
Bất chấp sự bùng phát của đại dịch COVID-19 khiến triển vọng tăng trưởng toàn cầu của ngành bị sụp đổ, Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng sản lượng thép thô lên đến 5,2%, chạm mức 1,053 triệu tấn.
Do đó, chính phủ quốc gia này đã đưa ra những chủ trương mới trong nỗ lực dài hạn kể từ năm 2017 nhằm giảm sản lượng thép và hạn chế các vấn đề xảy ra với tình trạng gia tăng sản lượng.
Một trong những thay đổi về chính sách bao gồm hủy bỏ tỷ lệ chiết khấu xuất khẩu thép từ một số sản phẩm thép từ ngày 1/5/2021. Trước đó, tỷ lệ này là 13%, ảnh hưởng đến các sản phẩm thép có mã 7205-7307, bao gồm thép không gỉ, thép cuộn dây, thép tấm cán nóng và và thép tấm cán nguội.
Giá thép giảm mạnh, "cắt đứt" chuỗi tăng liên tiếp
Sau chuỗi ngày giữ ở mức ổn định, giá thép xây dựng trong nước đồng loạt giảm mạnh, xuống mức 16,440 triệu đồng - 16,900 triệu đồng/tấn…
Theo ghi nhận trong những ngày qua, nhiều doanh nghiệp thép đã ra thông báo đến các nhà thầu về việc giảm giá thép. Như vậy, so với thời điểm cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2021, giá thép xây dựng đến ngày 22/6/2021 đã giảm khoảng 750 nghìn đồng – 1,5 triệu đồng/tấn (tùy theo thương hiệu và sản phẩm). Tính từ đầu tháng 6 đến nay, thép xây dựng đã có hai đợt giảm giá, trước đó là ngày 9/6/2021.
Cụ thể, giá thép cuộn CB240 của Tập đoàn Hòa Phát tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam hiện ở mức 16,6 triệu đồng – 16,7 triệu đồng/tấn, thép cây D10 ở mức 16,8 triệu đồng – 16,9 triệu đồng/tấn.
Thép Việt Ý tại miền Bắc, giá thép cuộn CB240 giảm xuống mức 16,7 triệu đồng/tấn; thép D10 CB300 có giá trên 16,8 triệu đồng/tấn. Ngoài ra, thép Kyoei tại miền Bắc với dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 16,6 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 có mức giá 17 triệu đồng/tấn.
Công ty thép Thái Nguyên với 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 giảm nhẹ, hiện có giá 16.340 đồng/kg; thép D10 CB300 ở mức 17.000 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Mỹ tại miền Bắc với dòng thép cuộn CB240 ở mức trên 16 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá là 17,1 triệu đồng/tấn.
Theo một doanh nghiệp kinh doanh thép, vào thời điểm tháng 6, 7 hằng năm là mùa mưa, các công trình sẽ ít thi công nên số lượng thép bán ra sẽ giảm hơn, giá cũng thường được điều chỉnh giảm, các công trình ít thi công nên giá thường giảm theo cung cầu. Tuy nhiên, đến những tháng cuối năm là thời kỳ cao điểm của mùa xây dựng, giá thép có thể tăng trở lại.
Việc giá thép tăng mạnh thời gian gần đây đã tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh, cụ thể và trực tiếp nhất là hoạt động xây dựng, ảnh hưởng đến tiến độ các công trình, việc giải ngân vốn đầu tư công, đẩy giá nhà ở tăng cao… Ở tầm vĩ mô, giá thép và vật liệu xây dựng tăng cao gây khó khăn cho công tác kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường.
Vì vậy, các Bộ, ngành liên quan đã đề ra một số giải pháp nhằm kiềm chế đà tăng giá thép. Điều này đã góp phần giảm bớt chi phí cũng như thiệt hại cho các doanh nghiệp xây dựng.
Giá thép hôm nay ngày 24/6/2021 tại 3 miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam