Giá thép xây dựng hôm nay 25/12/2019: Giá thép giảm, quặng sắt tăng

(VOH) - Giá thép giảm, quặng sắt tăng, giá than luyện cốc tại Trung Quốc chạm mức thấp nhất 1 năm, sau khi nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thép trong tháng 11/2019 tăng.

Giá thép xây dựng giảm

Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 0,7% xuống 3.510 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng giảm 0,3% xuống 3.553 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 2/2020 giảm 0,8% xuống 14.310 CNY/tấn.

Trong khi đó, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Đại Liên tăng 0,3% lên 643 CNY/tấn.

Giá thép xây dựng hôm nay 25/12/2019

Ảnh minh họa: internet

Giá than luyện cốc kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Đại Liên giảm 2,3% xuống 1.151 CNY (164,23 USD)/tấn, thấp nhất kể từ ngày 10/1/2019.

Trung Quốc – nước sản xuất thép hàng đầu thế giới – nhập khẩu 6,18 triệu tấn than luyện cốc trong tháng 11/2019, tăng 16% so với tháng 11/2018. Tính chung trong 11 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu than luyện cốc đạt 72,8 triệu tấn tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết.

Sản lượng thép không gỉ của Trung Quốc có khả năng tăng 5% trong năm 2020, thấp hơn mức tăng 11% trong năm 2019. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trong sản xuất thép không gỉ trong nước của Trung Quốc từ 2020-2022 sẽ là 2%.

Nhu cầu về các lĩnh vực truyền thống của thiết bị thực phẩm, trang trí tòa nhà và thiết bị gia dụng sẽ ổn định trong 3 năm tới. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của nhu cầu từ ống nước inox và mái bằng thép không gỉ ở các thị trường mới nổi cũng rất lạc quan.

Trong khi đó, lĩnh vực hạ nguồn như lĩnh vực hóa dầu và thiết bị vẫn là các ngành công nghiệp chính để đẩy tiêu thụ thép không gỉ.

Nhập siêu của ngành thép lên gần 5 tỉ USD

 Nhập siêu của toàn ngành thép "tròm trèm" 5 tỉ USD sau 11 tháng của năm 2019 vẫn không gây sốc bằng lượng nhập khẩu sắt thép các loại từ Ấn Độ tăng đến 244,5%, tương ứng 1,89 triệu tấn, xếp thứ hai sau Trung Quốc.

Số liệu mới nhất ngày 24-12 vừa được Tổng cục Hải quan công bố, ghi nhận nhập siêu của ngành thép đạt xấp xỉ 5 tỉ USD, bất chấp nhiều chính sách phòng vệ thương mại được đặt ra từ đầu năm nhằm hạn chế các rủi ro từ nhiều quốc gia nhắm đến Việt Nam trong chiến lược bảo hộ ngành sản xuất trong nước từ nước sở tại.

Theo Tổng cục Hải quan, 11 tháng của năm 2019 ghi nhận lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt 13,36 triệu tấn, trị giá 8,79 tỉ USD, tăng 7,7% về lượng nhưng giảm 3,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Trong khi đó, lượng thép xuất khẩu trong khoảng thời gian tương ứng chỉ đạt 3,86 tỉ USD, dù tăng 4,7% về lượng nhưng giảm đến 8,3% về mặt giá trị, đẩy nhập siêu của ngành thép lên mức xấp xỉ 5 tỉ USD.

Đáng chú ý, dù thị trường Ấn Độ chỉ xếp thứ hai sau Trung Quốc về lượng thép nhập khẩu vào VN ở mức 1,89 triệu tấn so với 4,89 triệu tấn, nhưng tăng trưởng nhập khẩu thép từ Ấn Độ lên đến con số "khủng hoảng", đến 244,5%, trong khi lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc lại giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thép, cần theo dõi sát lượng thép nhập khẩu tăng đột biến vào thị trường Ấn Độ bởi quốc gia này cũng đang rơi vào tầm ngắm kiện phòng vệ thương mại từ nhiều nước, nhằm hạn chế ở mức tối đa Việt Nam có nguy cơ bị kiện "vạ lây" do nghi ngờ lẩn tránh xuất xứ.

Giá thép xây dựng hôm nay 24/12/2019: Thép tăng, quặng sắt giảm  - Giá thép ngày 24/12 tại Thượng Hải tăng sau khi các thành phố sản xuất thép chủ yếu tại khu vực phía bắc Trung Quốc đưa ra cảnh báo ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng không khí khu vực ...
Thị trường chứng khoán 25/12/2019: VN-Index tiến sát mốc 960 điểm - Phiên giao dịch sáng ngày 25/12, thị trường tiếp tục khởi sắc nhờ động lực đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn MSN, VPB, MWG, TCB, FPT, MBB.
Bình luận