Giá thép xây dựng giảm
Giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 41 nhân dân tệ xuống còn 3.441 nhân dân tệ/tấn vào lúc 8h30, ngày 25/2, giờ Việt Nam.
Ảnh minh họa: internet
Kết thúc phiên thứ Hai 24/2, giá thép thanh xây dựng tăng 0,2% trong khi giá thép cuộn cán nóng tăng 0,6%, theo Reuters.
Hợp đồng quặng sắt giao sau tại Trung Quốc tăng phiên thứ 10 liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 6/2016 với hi vọng Bắc Kinh sẽ có nhiều biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi virus corona.
Giá quặng sắt trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng tới 2,2%, kết thúc phiên tăng khiêm tốn 0,6% lên 674 nhân dân tệ/tấn (tương đương 95,94 USD/tấn).
Giá quặng sắt đã tăng tổng 16,6% trong chuỗi 10 phiên liên tiếp tính đến ngày 24/2 trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt thúc đẩy lợi nhuận. Giá giao ngay cũng tăng vọt, đạt mức cao nhất 4 tuần.
Giá quặng sắt hàm lượng 62% ổn định ở mức 92,5 USD/tấn vào thứ Sáu (21/2), tăng 13% trong 3 tuần qua, theo dữ liệu của SteelHome.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm Chủ nhật (23/2) tuyên bố sẽ tăng cường điều chỉnh chính sách để hỗ trợ nền kinh tế trong nước, nhấn mạnh tình hình vẫn còn nghiêm trọng và phức tạp và việc phòng ngừa là giai đoạn khó khăn và quan trọng nhất.
Dự trữ quặng sắt tại các cảng Trung Quốc giảm xuống 128,6 triệu tấn tính đến ngày 21/2 từ 130,65 triệu tấn trong tuần trước đó, đánh dấu sự sụt giảm hàng tuần thứ hai, theo SteelHome.
Phần lớn Trung Quốc đã nới lỏng các hạn chế di chuyển khi số trường hợp nhiễm mới bên ngoài tỉnh Hồ Bắc giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng.
Nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc, Tập đoàn thép Baowu, dự kiến sản lượng sẽ giảm 5% trong quí đầu tiên của năm 2020 do sự bùng phát của virus corona.
Giá thép không gỉ giảm 1,3%.
Giá than mỡ tăng 1,2% trong khi giá than cốc giảm 0,2%
Tháng 1/2020, kim ngạch nhập khẩu sắt thép từ Ấn Độ tăng trưởng mạnh
Theo số liệu thống kê từ Hải quan Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Ấn Độ trong tháng đầu năm 2020 tăng trưởng nhẹ 3,84% đạt 371,7 triệu USD. Trong đó nhóm sắt thép các loại chiếm thị phần lớn nhất 25,81% đạt 95,94 triệu USD, tăng rất mạnh 427,36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ tăng trưởng là dấu hiệu lạc quan đối với Việt Nam trong vấn đề thu hẹp khoảng cách thâm hụt thương mại với nước này.
Xuất khẩu thép Việt Nam giảm 38%
Sản lượng thép thô của Việt Nam trong tháng 1 đạt hơn 1,6 triệu tấn, giảm 22,3% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, bán hàng đạt gần 1,4 triệu tấn, giảm trên 30% so với cùng kì, xuất khẩu thép giảm 38% còn 283.134 tấn, theo thông tin từ Hiệp hội thép Việt Nam (VSA).
Việt Nam nhập khẩu hơn 940.000 tấn sắt thép các loại trong tháng 1, trị giá khoảng 567 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu hơn 460.000 tấn sắt thép các loại, trị giá khoảng 247 triệu USD.
Theo VSA, nhập khẩu sắt thép các loại năm 2019 tăng 7,6% về lượng nhưng giảm 3,9% về kim ngạch so với năm 2018, đạt 14,5 triệu tấn, trị giá 9,51 tỉ USD.
Nhập khẩu thép từ Trung Quốc – thị trường lớn nhất, giảm 18% về lượng, giảm 26,6% về kim ngạch và giảm 10,5% về giá so với năm 2018, đạt 5,14 triệu tấn, tương đương 3,3 tỉ USD.
Năm 2019, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam tăng 6,6% về lượng nhưng giảm 7,4% về kim ngạch và giảm 13,2% về giá so với năm 2018, đạt 6,7 triệu tấn, giá trị 4,2 tỉ USD.
Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, chiếm 62,5% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước và gần 60% trong tổng kim ngạch, đạt 4,17 triệu tấn, giá trị 2,52 tỉ USD.