Giá thép xây dựng thế giới tăng
Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tiếp tục đà tăng, tăng 54 nhân dân tệ lên 3.962 nhân dân tệ/tấn vào lúc 11h00, ngày 25/6, giờ Việt Nam.
Ảnh minh họa: internet
Hợp đồng thép giao sau của Trung Quốc tăng mạnh vào thứ Hai 24/6 với giá thép thanh xây dựng đạt mức cao nhất gần 8 năm và giá thép cuộn cán nóng lên kỉ lục do nhu cầu tăng trong khi các biện pháp hạn chế sản xuất đã được mở rộng để giảm tình trạng ô nhiễm không khí, theo Hellenic Shipping News.
Hợp đồng thép thanh được giao dịch tích cực nhất trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng vọt 3,9% lên 3.966 nhân dân tệ/tấn (tương đương 577 USD/tấn), mức cao nhất kể từ tháng 8/2011, trước khi đóng cửa giao dịch tăng 2,3%.
Giá thép cuộn cán nóng, được sử dụng trong sản xuất ô tô và thiết bị gia dụng, kết thúc phiên giao dịch tăng 3,7% lên 3.846 nhân dân tệ/tấn sau khi đạt 3.928 nhân dân tệ/tấn trước đó, theo dữ liệu của Refinitiv Eikon đây là mức cao nhất kể từ tháng 3/2014.
Thành phố sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc - Đường Sơn đã áp đặt một loạt các hạn chế sản xuất mới đối với các công ty sắt thép vì mức độ ô nhiễm khí công nghiệp tăng liên tục.
Trong khi giá thép đã tăng đều đặn từ ngày 19/6, giá các nguyên liệu sản xuất thép tiếp tục giảm trở lại sau khi tăng liên tiếp trong các phiên trước đó, thúc đẩy sự lạc quan rằng lợi nhuận của ngành công nghiệp sẽ cải thiện.
Lợi nhuận ngành thép đã giảm trong năm nay do chi phí, đặc biệt là giá quặng sắt, tăng vọt vào thời điểm các nhà máy Trung Quốc tiếp tục tăng sản lượng.
Giá quặng sắt vượt trội hơn hẳn so với các kim loại khác của tổ hợp sắt trong năm nay với mức tăng 84% do nhà xuất khẩu hàng đầu Brazil đã hạn chế các lô hàng sau khi vụ vỡ đập hồi tháng 1 gây lo ngại về an toàn.
Hợp đồng quặng sắt giao tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng 1,1% lên 813,5 nhân dân tệ/tấn, rút khỏi mức cao kỉ lục 837 nhân dân tệ/tấn vào ngày 20/6 mặc dù lượng dự trữ tại các cảng Trung Quốc giảm liên tục.
Lượng quặng sắt tồn kho đã giảm xuống còn 116,75 triệu tấn vào tuần trước từ mức 118,7 triệu tấn trong tuần trước nữa, dữ liệu mới nhất từ SteelHome cho thấy. Đây là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2017.
Các lô hàng từ Brazil có thể sẽ sớm được xuất cảng khi công ty khai thác Vale SA cho biết tuần trước sẽ khởi động lại mỏ Brucutu, một trong những nơi trước đây bị đóng cửa để kiểm tra an toàn sau vụ vỡ đập.
Hợp đồng than mỡ giảm 0,9% xuống còn 1.376 nhân dân tệ/tấn. Giá than cốc giao sau tăng 0,4% lên 2.081,5 nhân dân tệ/tấn.
Giá thép kỳ hạn của Trung Quốc tăng vọt trong phiên vừa qua, với thép thanh dùng trong xây dựng gần mức cao nhất trong 8 năm và thép cuộn cán nóng lên mức cao nhất trong lịch sử, do nhu cầu phục hồi trong khi tình trạng hạn chế sản lượng kéo dài nhằm giảm ô nhiễm không khí.
Đường Sơn, thành phố thép hàng đầu của Trung Quốc đã áp đặt hạn chế sản lượng mới với các công ty quặng sắt và thép vì mức ô nhiễm khí công nghiệp liên tục cao.
Trong khi giá thép phục hồi ổn định bắt đầu từ ngày 19/6, giá nguyên liệu thô sản xuất thép tiếp tục giảm sau khi tăng mạnh gần đây, dấy lên sự lạc quan rằng lợi nhuận của ngành thép sẽ cải thiện.
Nhà nghiên cứu số liệu quặng sắt và thép thuộc công ty Tivlon Technologies cho biết nhu cầu thép từ Trung Quốc đã trở lại rất mạnh.
Quặng sắt vượt trội so với các nguyên liệu chứa sắt khác tại Trung Quốc trong năm nay với mức tăng 84%, khi nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới Brazil hạn chế xuất khẩu sau vụ vỡ đập gây chết người trong tháng 1/2019.
Mạnh mẽ chống bán phá giá, thép Việt tự tin hơn tại thị trường nội địa
Nhờ áp dụng những chính sách phòng vệ thương mại, 2 năm qua lượng thép nhập khẩu như thép dài, phôi thép từ Trung Quốc gần như không vào được thị trường nội địa. Thép trong nước có cơ hội để đẩy mạnh sản xuất đáp ứng thị trường trong nước.
Thép là mặt hàng sản xuất cơ bản của rất nhiều nước và được coi là vấn đề an ninh quốc gia. Hiện nguồn cung thép toàn cầu đều có xu hướng dư thừa, trong khi nền kinh tế thế giới đang chững lại, dẫn tới nhiều doanh nghiệp của các nước bị thiệt hại.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, tự do hóa thương mại và cạnh tranh toàn cầu, ngày càng có nhiều quốc gia sử dụng các biện pháp nhằm cản trở việc thâm nhập thị trường. Các sản phẩm như thép, kim loại và hóa chất từ các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi ngày càng phải đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại.
Khi tham gia vào hội nhập, doanh nghiệp phải chấp nhận cuộc chơi này và phải hiểu tất cả quốc gia đều có những chính sách bảo hộ sản xuất trong nước. Vì vậy, các nước sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ phù hợp với các nguyên tắc của WTO.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, đến nay, ngành thép đã phải đối diện với 47 cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp, chiếm tới 1/3 tổng số các vụ việc điều tra chống bán phá giá với hàng Việt.
Để hạn chế thấp nhất việc bị khởi kiện phòng vệ thương mại, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Trịnh Khôi Nguyên, các doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại. Doanh nghiệp phải hiểu rất rõ những nguyên tắc của các chính sách phòng vệ thương mại để có ứng xử phù hợp.