Nhờ nhu cầu tái tích trữ tăng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giá thép xây dựng tại thị trường Trung Quốc tăng 2% lên cao nhất hơn 12 tuần trong phiên 25/1, đồng thời chốt tuần tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 12/2018.
Chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu 25/1, giá hợp đồng thanh cốt thép giao sau tăng 1,9% lên 3.728 nhân dân tệ/tấn (tương đương 552,49 USD/tấn). Hợp đồng thép cuộn cán nóng giao sau tăng 1,7% lên 3.656 nhân dân tệ/tấn (tương đương 541,82 USD/tấn).
Tính chung cả tuần, giá thép tại Trung Quốc tăng 3,2%, ghi nhận tuần tăng mạnh nhất kể từ ngày 7/12/2018.
Trên sàn giao dịch Đại Liên, giá hợp đồng quặng sắt giao sau tăng 0,9% lên 537 nhân dân tệ/tấn (tương đương 79,58 USD/tấn).
Hợp đồng than cốc giao sau tăng 1,1% lên mức 2.063 nhân dân tệ/tấn (tương đương 305,74 USD/tấn), trong khi giá than luyện cốc giao sau tăng 0,1% lên 1.227 nhân dân tệ/tấn (tương đương 181,84 USD/tấn).
Ảnh minh họa: internet
Tính tới ngày 25/1, dự trữ các sản phẩm thép tăng 672.400 tấn lên 9,91 triệu tấn, trong đó dự trữ thép thanh tăng 11,9% và dự trữ thanh dây tăng 13,8%, dữ liệu từ công ty tư vấn Mysteel cho thấy.
Các nhà giao dịch thép ở Trung Quốc thường bổ sung dự trữ trước dịp lễ Tết Âm lịch – bắt đầu tư ngày 4/2/2019 – và sau đó bán ra khi các hoạt động xây dựng bắt đầu trở lại.
Năm nay, các nhà giao dịch có vẻ do dự khi nâng dự trữ trong vài tuần gần đây vì bất ổn kinh tế, nhưng đà tăng mới đây nhất về dự trữ thép cho thấy họ đã tự tin hơn về nhu cầu sau lễ.
Tỉ lệ sử dụng hàng tuần tại các nhà máy thép ở khắp Trung Quốc tăng tuần thứ 3 liên tiếp lên 65,47% từ mức 64,92% trong tuần trước, dữ liệu từ Mysteel cho thấy.
Sản lượng thép năm 2018 của Việt Nam vượt 24 triệu tấn, tăng 15%
Sản lượng thép của Việt Nam đạt 24,19 triệu tấn trong năm 2018, tăng 14,9% so với năm trước, dữ liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam cho thấy. Con số hàng năm được lấy ra sau khi bao gồm sản lượng 2,02 triệu tấn của tháng 12, cao hơn 1,6% so với năm trước, hiệp hội cho biết.
Sản lượng cao hơn có thể được quy cho Tập đoàn thép Formosa Hà Tĩnh, đã đốt một lò cao thứ hai vào ngày 18 tháng 5 năm 2018, qua đó tăng gấp đôi công suất sản xuất thép thô của nhà máy này lên 7 triệu tấn/năm.
Tổng doanh số hàng năm đạt 21,74 triệu tấn và xuất khẩu đạt 4,75 triệu tấn, tăng 20,9% và 26,6%. Trong tháng 12, doanh số đạt 1,81 triệu tấn và xuất khẩu là 411.741 tấn, lần lượt giảm 3% và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong bối cảnh những con số cao hơn, sản xuất thép của Việt Nam dự kiến sẽ vẫn có xu hướng tăng trong năm 2019, do có rất nhiều công suất mới sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối năm nay.
Chẳng hạn như, Tập đoàn Hòa Phát dự kiến sẽ khởi công tổ hợp thép Hòa Phát Dung Quất mới vào năm 2019. Tổ hợp này sẽ có bốn lò cao với công suất sản xuất tổng thể là 5 triệu tấn mỗi năm.
"Nhưng với các rào cản thương mại đang gia tăng trên toàn cầu, nếu các nhà sản xuất thép Việt Nam không thể tìm được đầu ra, thì công suất ngày càng tăng có thể gây thêm áp lực cho thị trường thép trong nước", một nhà máy tại Việt Nam cho biết.