Giá thép thế giới giảm
Giá thép ngày 27/2 giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 35 nhân dân tệ lên mốc 4.638 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Trong bối cảnh tăng cường sản xuất sau Tết Nguyên đán, các nhà máy Trung Quốc đang phải vật lộn với việc giá thép tăng cao. Một số mặt hàng chính như thép cây đã tăng 6,62% chỉ trong vòng 4 ngày sau kỳ nghỉ Tết.
Các chuyên gia cho rằng, việc Trung Quốc liên tục nối lại hoạt động sản xuất có thể khiến giá thép vượt mức cao kỷ lục trong năm nay, mở đầu cho Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021 - 2025) của quốc gia này.
Tình hình đại dịch trong và ngoài nước đang được cải thiện, nền kinh tế đang dần được phục hồi và giá cả tăng lên để bù đắp sự thâm hụt trước đó.
Nhu cầu đối với năm sản phẩm thép chính của Trung Quốc, bao gồm thép cây, thép cuộn cán nóng, cán nguội và thép tấm, tăng 24% lên 7,43 triệu tấn vào ngày 25/2 so với tuần trước.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Thông tin Thép Lange ở Bắc Kinh, giá quặng sắt kỳ hạn trong nước đạt mức cao nhất là 1.180 nhân dân tệ/tấn (tương đương 182 USD/tấn) vào hồi đầu tuần (22/2).
Tương tự, giá than luyện cốc, thép phế liệu và các nguyên liệu thô khác cũng đồng loạt đi lên.
Giá thép không gỉ giao tháng 4/2021 được giao dịch trên sàn Thượng Hải trong phiên đóng cửa ngày 25/02/2021 tăng 1,8% lên 15.500 CNY/tấn. Với đà tăng chung của quặng sắt kéo giá nguyên liệu sản xuất thép tăng.
Trên sàn Đại Liên giá than luyện cốc tăng 3,8% lên 1.528 CNY/tấn và giá than luyện cốc tăng 2,6% lên 2.625 CNY/tấn.
Tuy nhiên, giá quặng sắt với hàm lượng 62%Fe giao dịch ngày 24/02/2021 cho Trung Quốc đã giảm 2 USD xuống 173,5 USD/tấn.
Mặc dù giá quặng sắt giảm 2,94% xuống 1.107 nhân dân tệ/tấn vào ngay ngày hôm sau (23/2), nhưng mặt hàng này vẫn duy trì mức giao dịch trên trung bình.
Là một quốc gia thu mua nguyên liệu thô hàng đầu thế giới, sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau đại dịch của Trung Quốc đã giúp các đơn đặt hàng ngoại thương nhanh chóng trở lại, khiến nhu cầu thép tăng cao.
Các chuyên gia nhận định, việc bắt đầu Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 sẽ thúc đẩy hơn nữa nền kinh tế nói chung và không loại trừ việc kéo nhu cầu sử dụng thép đi lên.
Theo các nguồn tin trong ngành, các lô hàng thép sau kỳ nghỉ lễ năm nay được đặt và giao sớm hơn so với năm trước, với khối lượng và giá cả đều cao hơn.
Do giá thép tăng nhanh nên một số nhà kinh doanh thép không muốn bán hoặc thậm chí hạn chế bán ở giai đoạn hiện tại, với kỳ vọng giá có thể tăng cao hơn nữa vào cuối năm nay.
Thị trường thép khả quan tháng đầu năm, tiêu thụ HRC tăng bằng lần
Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát lần 3 ở Việt Nam được kiểm soát, các hiệp định thương mại tự do EVFTA, CPTPP được thực thi đã tạo thêm động lực cho các lĩnh vực của nền kinh tế phục hồi và phát triển hoạt động trong trạng thái bình thường mới.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO), chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2021 ước tính tăng 22,2% so với tháng cùng kỳ 2020. Trong đó, ngành chế biến - chế tạo tăng 27,2% và đóng góp hơn 1/5 mức tăng chung.
Một trong các nhân tố lý giải mức đi lên mạnh mẽ này là việc Tết Nguyên đán năm nay rơi vào giữa tháng 2, trong khi Tết năm ngoái diễn ra vào tháng 1 nên sản lượng năm ngoái tương đối thấp.
Tất cả nhóm mặt hàng đều ghi nhận tăng trưởng tiêu thụ trong tháng 1/2021, thấp nhất là thép xây dựng với 10,6%, cao nhất là thép cuộn cán nóng (HRC) với 148,2%.