Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn Thượng Hải tăng 2,8% lên 4.095 CNY/tấn, cao nhất kể từ tháng 2/2011.
Giá thép cuộn cán nóng sử dụng trong sản xuất ô tô và thiết bị gia dụng tăng 2,1% lên mức cao kỷ lục 3.998 CNY/tấn.
Ảnh minh họa: internet
Một trong những lý do khiến giá thép liên tục lập đỉnh trong thời gian gần đây là nhu cầu tiêu thụ phục hồi cùng với tình trạng giá vật liệu thô ở mức cao, đặc biệt là quặng sắt, giới thương nhân cho biết.
Nguyên nhân thứ 2 là nguồn cung bị hạn chế. Mức độ ô nhiễm tại thành phố sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc, Đường Sơn, giữ ở mức cao, buộc chính quyền địa phương ban hành loạt biện pháp hạn chế sản xuất mới.
Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 390,02 điểm hôm 26/6/2019, tăng 0,03% tương đương 0,12 điểm so với chỉ số trước đó hôm 25/6/2019.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 334,09 điểm, tăng 1,47% tương đương 4,85 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 400,59 điểm, giảm 0,19% tương đương 0,78 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt tại Đại Liên ngày 27/6/2019 tăng, rời khỏi chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp do lo ngại mới về nguồn cung nguyên liệu thắt chặt, trong khi giá thép tăng phiên thứ 7 liên tiếp trong bối cảnh cắt giảm sản lượng nhằm hạn chế ô nhiễm tại Trung Quốc.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên tăng 4,1% lên 828 CNY (120,38 USD)/tấn, gần mức cao kỷ lục 837 CNY/tấn trong ngày 20/6/2019.
Những người tham gia thị trường chủ yếu tập trung vào dự trữ tại các cảng của Trung Quốc, chạm mức thấp nhất kể từ đầu năm 2017, thương nhân thuộc Itochu (China) Holding Co Ltd, Bắc Kinh cho biết.
Những lo ngại về nguồn cung thắt chặt đã đẩy giá quặng sắt giao ngay tăng lên mức cao nhất 5 năm trong tuần trước, đã giảm vào đầu tuần này sau khi công ty khai thác Vale SA Brazil nối lại các hoạt động tại mỏ Brucutu.
Vale, công ty sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới đã ngừng hoạt động một số mỏ khai thác tại Brazil để kiểm tra an toàn sau vụ vỡ đập hồi tháng 1/2019, đã hạn chế nguồn cung cho nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc.
Thương nhân tại Itochu cho biết: “Trong khi Brucutu khởi động trở lại sẽ giúp thúc đẩy nguồn cung, xuất khẩu khối lượng bổ sung từ Brazil sang Trung Quốc có thể mất khoảng 45-60 ngày”.
Các vấn đề hoạt động đối mặt với các nhà sản xuất quặng sắt Australia cũng làm gia tăng lo ngại về nguồn cung.
Rio Tinto Ltd RIO.AX, RIO.L thay vì giảm khối lượng quặng sắt dự kiến sẽ xuất khẩu từ khu vực chính Pilbara Australia – lần thứ 3 – kể từ tháng 4/2019.
Chúng tôi dự kiến giá quặng sắt giao ngay vào cuối năm nay sẽ duy trì ở mức cao hơn so với mức trung bình 70 USD/tấn năm ngoái.
Giá quặng sắt giao ngay 62% Fe sang Trung Quốc ở mức 116,5 USD/tấn, gần mức cao nhất 5 năm, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Xuất khẩu thép của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm
Trong tháng Năm vừa qua, Ấn Độ đã xuất khẩu 319.000 tấn thép thành phẩm, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức thấp nhất kể từ tháng 4/2016.
Số liệu sơ bộ của Chính phủ Ấn Độ cho biết, xuất khẩu thép thành phẩm của nước này trong tháng Năm vừa qua đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm do xuất khẩu sang các thị trường truyền thống ở Liên minh châu Âu (EU) và Nepal bị thu hẹp.
Trong tháng Năm vừa qua, Ấn Độ đã xuất khẩu 319.000 tấn thép thành phẩm, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức thấp nhất kể từ tháng 4/2016.
Trong thời gian này xuất khẩu thép của Ấn Độ sang EU đã giảm 55% do xuất khẩu sang Italy, Bỉ và Tây Ban Nha giảm.
Việt Nam nhập hơn 4,1 tỉ USD sắt thép trong 5 tháng
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2019, lượng nhập khẩu sắt thép đạt 6,1 triệu tấn, trị giá 4,1 tỉ USD, tăng 8,1% về lượng và tăng 1,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Tính riêng trong tháng 5/2019, lượng sắt thép nhập khẩu về Việt Nam đạt 1,44 triệu tấn, trị giá 976,8 triệu USD, tăng 11,6% về lượng và 12,5% về trị giá so với tháng trước. Lũy kế 5 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu sắt thép đạt 6,1 triệu tấn trị giá 4,1 tỉ USD tăng 8,1% về lượng và tăng 1,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.