Chốt phiên giao dịch hôm thứ Sáu 25/1, hợp đồng thanh cốt thép tương lai tăng 1,9% lên 3.728 nhân dân tệ/tấn (552,49 USD/tấn). Hợp đồng thép cuộn cán nóng tương lai tăng 1,7% lên 3.656 nhân dân tệ/tấn (541,82 USD/tấn).
Trên sàn giao dịch Đại Liên, hợp đồng quặng sắt tương lai tăng 0,9% lên 537 nhân dân tệ/tấn (79,58 USD/tấn).
Hợp đồng than cốc tương lai tăng 1,1% lên mức 2.063 nhân dân tệ/tấn (305,74 USD/tấn), trong khi giá than luyện cốc tương lai tăng 0,1% lên 1.227 nhân dân tệ/tấn (181,84 USD/tấn).
Sản lượng thép thô toàn cầu đạt mức 1.808,6 triệu tấn trong năm 2018, tăng 4,6% so với năm 2017.
Ảnh minh họa: internet
Trong đó, tại Châu Á, sản lượng thép thô đạt 1.271,1 triệu tấn trong năm 2018, tăng 5,6% so với năm 2017. Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong năm 2018 đạt 928,3 triệu tấn, tăng 6,6% trong năm 2017. Tỷ lệ sản lượng thép thô của Trung Quốc trên toàn cầu tăng từ 50,3% trong năm 2017 lên 51,3% trong năm 2018.
Sản lượng thép thô toàn cầu tăng 4,6% trong 2018
Sản lượng thép thô toàn cầu đã tăng 4,6% trong năm ngoái, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ ở hầu hết khu vực gồm cả nhà sản xuất hàng đầu Trung Quốc, nơi sản lượng tăng 6,6%, dữ liệu từ Hiệp hội Thép Thế giới (worldsteel) cho thấy hôm thứ Sáu (25/1).
Theo worldsteel, Trung Quốc, nơi sản xuất một nửa thép thế giới, đạt sản lượng 928,3 triệu tấn trong năm ngoái, trong khi sản lượng toàn cầu ghi nhận ở mức 1.809,6 triệu tấn. Thành viên của worldsteel chiếm khoảng 85% sản lượng toàn cầu.
Tất cả khu vực khác đều ghi nhận mức tăng trưởng ngoại trừ Liên minh châu Âu (EU), nơi sản xuất giảm 0,3% so với năm 2017 xuống 168,1 triệu tấn trong 2018. Ngành thép, trị giá khoảng 900 tỷ USD mỗi năm, được coi là thước đo sức khỏe của nền kinh tế.
Sản lượng tại Ấn Độ, đã vượt Nhật Bản để trở thành nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới, tăng 4,9% lên 106,5 triệu tấn trong năm ngoái, trong khi sản xuất tại Nhật Bản giảm 0,3% xuống 104,3 triệu tấn.
Tại Mỹ, nhà sản xuất lớn thứ tư thế giới, sản lượng tăng 6,2% lên 86,7 triệu tấn trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và khi Washington áp thuế 25% đối với tất cả sản phẩm thép nhập khẩu, dấy lên hành động trả đũa trên toàn thế giới.
Trong tháng 10, worldsteel đã tăng gấp đôi dự báo tăng trưởng nhu cầu thế giới đối với thép vào năm 2018 và 2019, nhưng cho biết căng thẳng thương mại đang cản trở triển vọng. Thép là vật liệu được sử dụng trong mọi thứ từ ô tô đến xây dựng,
Các nhà kinh tế nhận định, rào cản thương mại gia tăng đối với thép và hơn thế đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu, làm chậm tăng trưởng tại Trung Quốc, tiêu thụ một nửa sản lượng thép thế giới, là mối quan tâm đặc biệt.
Ngành thép trong nước năm 2019 cạnh tranh khốc liệt
Giá cả nguyên vật liệu đầu vào khó dự đoán; chính sách bảo hộ của nhiều nước còn diễn biến phức tạp, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết; tình trạng cung vượt cầu… là những yếu tố khiến nhiều doanh nghiệp (DN) thép Việt Nam lo ngại về hoạt động kinh doanh năm 2019. Dù khó khăn, song Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, ngành thép vẫn có cơ hội tăng trưởng ở mức 10%.
Đại diện các DN nhận định thị trường tôn thép mạ năm 2019 sẽ rất khó khăn, các DN cạnh tranh khốc liệt do cung vượt cầu khoảng 3 lần, cung là 5 triệu tấn trong khi nhu cầu chỉ 2 triệu tấn/năm.
Trước các dự báo không mấy lạc quan trong tương lai gần, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khuyến nghị, các DN ngành thép cần phân tích, nắm bắt thị trường để cân đối sản xuất, kinh doanh. “Các DN cần chú ý vấn đề cung - cầu của thị trường. Thà làm ít nhưng hiệu quả hơn làm nhiều mà tồn kho”, ông Hải nói. Cùng với đó, DN thép cần đẩy mạnh tái cơ cấu, đổi mới đầu tư cũng như quản trị nâng cao năng suất lao động.