Giá thép hôm nay tiếp tục đi lên
Giá thép ngày 30/12 giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 26 nhân dân tệ lên mức 4.333 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn).
Những người tham gia thị trường thép ngày càng thận trọng trong các yêu cầu mua hàng của họ. Quan điểm tương lai về giá toàn cầu đang dần trở nên tiêu cực hơn, đặc biệt là đối với các sản phẩm thép cuộn, theo MEPS.
Đỉnh của chu kỳ giá xảy ra ở các điểm khác nhau trong mỗi khu vực. Giá trị giao dịch ở châu Âu đạt mức cao nhất vào tháng 6 năm nay, trong khi ở Bắc Mỹ đạt mức cao nhất vào tháng 9, còn giá châu Á chững lại trong những tháng mùa hè.
Triển vọng cho đầu năm 2022 đang trở nên mờ mịt bởi một làn sóng COVID-19 mới đang quét qua toàn thế giới. Sự xuất hiện của biến thể Omicron có thể làm chậm sự phục hồi của thị trường thép, khiến nhiều người mua lo ngại về sự sụt giảm giá trong những tháng tới.
Giá sản phẩm phẳng của châu Âu được dự báo sẽ tăng lên trong những tháng đầu năm 2022 và các giao dịch mua bán cũng được dự đoán sẽ quay trở lại vào thời điểm này. Các nhà máy đang muốn thu hồi chi phí gia tăng về điện và khí đốt.
Giá trị giao dịch Bắc Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới. Hoạt động thu mua đang suy yếu trong bối cảnh lượng hàng dự trữ tại các nhà phân phối và trung tâm dịch vụ tăng cao. Các nhà sản xuất thép trong nước có thể sẽ giảm giá để thúc đẩy doanh số bán hàng.
MEPS dự đoán rằng, giá trị giao dịch tổng hợp sản phẩm phẳng trung bình của châu Á sẽ giảm trong tương lai gần. Các đợt bùng phát COVID-19 trên toàn khu vực đang làm suy yếu hoạt động giao dịch và tâm lý thị trường. Dự kiến sẽ có sự phục hồi về giá theo mùa ở mức khiêm tốn vào mùa xuân.
Theo đánh giá của MEPS, giá trị bán thép sẽ giảm trong nửa cuối năm 2022 trên tất cả các khu vực. Mức tăng trưởng tiêu thụ sản phẩm phẳng cũng có khả năng giảm dần do chi phí thép và các vật liệu khác tăng cao.
Song song đó, áp lực lạm phát có khả năng làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Hơn nữa, nhu cầu phục hồi từ lĩnh vực ô tô dự kiến sẽ còn kéo dài.
Xuất khẩu thép hơn 1 tỷ đô
SSI Research ước tính sản lượng tiêu thụ của HSG trong 2022 tăng 2% lên 2,3 triệu tấn, trong đó kênh trong nước ước tính tăng 11% lên 1,12 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu ước tính giảm -6% còn 1,16 triệu tấn.
CTCP Tập đoàn Hoa Sen vừa công bố báo cáo kiểm toán niên độ 2020-2021. Số liệu doanh thu lợi nhuận của Hoa Sen không thay đổi so với con số đã công bố trước kiểm toán.
Theo đó, doanh thu thuần năm nay của HSG đạt 48.726 tỷ đồng, tăng 77% cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 4.313 tỷ đồng, gấp 3,7 lần cùng kỳ năm trước. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 8.465 đồng, gấp gần 4 lần cùng kỳ năm trước.
Mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, nhiều tỉnh thành trên cả nước phải giãn cách xã hội song doanh thu nội địa của Hoa Sen vẫn tăng trưởng 17%, đạt gần 20.400 tỷ. Trong khi đó, điểm sáng ở mảng xuất khẩu với 28.329 tỷ đồng doanh thu, gấp 2,8 lần cùng kỳ năm trước và đây cũng là năm đầu tiên xuất khẩu trở thành "cứu cánh" cho việc tiêu thụ sản lượng của Hoa Sen.
Mặc dù vậy, chi phí vận chuyển, tàu bè tăng mạnh đã khiến hiệu quả của việc xuất khẩu giảm sút. Nếu biên lợi nhuận nội địa của Hoa Sen đạt 30% năm 2021 thì biên lợi nhuận của mảng xuất khẩu chỉ đạt 9,7% (cùng kỳ năm trước là 5,1%). Lợi nhuận thu về từ thị trường nội địa đạt hơn 6.124 tỷ đồng, gấp 2,2 lần xuất khẩu cho dù doanh thu ít hơn.
Số liệu cho thấy, chi phí xuất khẩu niên độ này củ Hoa Sen lên tới hơn 1.700 tỷ đồng, chiếm gần một nửa chi phí bán hàng và gấp 3,8 lần cùng kỳ năm trước. Chi phí vận chuyển đạt 356 tỷ đồng, tăng 62,5% cùng kỳ năm trước, như vậy mỗi ngày Hoa Sen thu về 133 tỷ đồng doanh thu và 11,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế thì chi phí vận chuyển cũng lên tới 1 tỷ đồng/ngày.
Trong khi đó, chi phí cho nhân viên lại giảm, từ 884 tỷ năm ngoái cnf 643 tỷ trong niên độ này.
Số liệu phải trả người bán cho thấy Hoa Sen mua nguyên liệu đầu vào HRC từ công ty Formosa Hà Tĩnh và một số nhà cung cấp khác.
Tổng tài sản của Hoa Sen tại thời điểm 30/9/2021 đạt 26.618 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước, trong đó hàng tồn kho tăng hơn gấp đôi, đạt 12.349 tỷ so với con số hơn 5.500 tỷ cùng kỳ năm trước. Vốn chủ sở hữu của Hoa Sen tăng mạnh lên 10.800 tỷ (tăng 64% cùng kỳ năm trước) do vốn cổ phần tăng thêm 500 tỷ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 2,8 lần lên 5.633 tỷ đồng.
Do đó, biên lợi nhuận từ kênh xuất khẩu có thể giảm từ mức cao trong 2021. Ngoài ra, các công ty thép có thể không được hưởng lợi đáng kể từ hàng tồn kho giá rẻ trong 2022 như năm 2021.
SSI Research ước tính nhu cầu thép dẹt trong nước tăng ~10% trong 2022 do nhu cầu dồn nén và hoạt động xây dựng hồi phục ở lĩnh vực bất động sản và khu công nghiệp. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu có thể chậm lại do chuỗi cung cứng toàn cầu ổn định. Do đó, đóng góp từ kênh nội địa có thể tăng trong 2022.
SSI Research ước tính sản lượng tiêu thụ của HSG trong 2022 tăng 2% lên 2,3 triệu tấn, trong đó kênh trong nước ước tính tăng 11% lên 1,12 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu ước tính giảm -6% còn 1,16 triệu tấn.