Giá thép xây dựng hôm nay 5/1/2021: Tiếp tục phục hồi

(VOH) - Giá thép ngày 5/1 tiếp tục tăng trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Một số công ty thép tại Ấn Độ đã tăng giá từ 1.000 - 2.400 rupee/tấn.

Giá thép thế giới tăng

Giá thép ngày 5/1 giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 37 nhân dân tệ lên mốc 4.383 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h45 (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 5/1/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá than cốc của Trung Quốc tăng vọt hơn 4%, thúc đẩy bởi nguồn cung hạn hẹp và nhu cầu mạnh, kéo dài đà phục hồi của giá nguyên liệu sản xuất thép hàng tháng từ tháng 5 tới tháng 12/2020.

Than cốc giao tháng 5 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 4,5% lên 2.929,5 CNY (453,1 USD)/tấn, sau khi đạt 2.940 CNY trước đó.

Các nhà phân tích tại Sinosteel Futures lưu ý rằng nguồn than cốc ngày càng khan hiếm ở Trung Quốc đồng thời nhu cầu nguyên liệu thô này của nhà sản xuất thép hàng đầu cũng mạnh.

Giá than cốc Đại Liên đã tăng 67% trong năm 2020, tăng một năm lớn nhất kể từ năm 2017.

Áp lực với nguồn cung than cốc không thể giảm trong ngắn hạn, theo công ty tư vấn Mysteel, trong khi các nhà máy thép Trung Quốc sẵn sàng trả giá cao hơn.

Các nguyên liệu sản xuất thép khác cũng tăng trong ngày giao dịch đầu tiên của năm 2021, với quặng sắt trên sàn giao dịch Đại Liên và Singapore đều tăng 3,4%.

Quặng sắt đã tăng hơn gấp đôi giá trị trong năm ngoái, do nguồn cung khan hiếm và một số nhà phân tích đã mô tả là nhu cầu mạnh của Trung Quốc với nguyên liệu thô này.

Trung Quốc ước sản xuất hơn 1 một tỷ tấn thép thô lần đầu tiên trong năm 2020 và một cơ quan tư vấn của chính phủ gần đây dự kiến sản lượng sẽ tăng tiếp 1,4% trong năm nay.

Trung Quốc dự định xây dựng một hay hai mỏ quặng sắt ở nước ngoài vào năm 2025 để tăng nguồn cung và tăng cường việc định giá của mình.

Thép thanh tại Thượng Hải tăng 1,8%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 0,1%. Thép không gỉ tăng 2,7%.

Việc giá thép tăng cao đã và đang gây ra sự nhiễu loạn trên thị trường Ấn Độ. Chỉ trong vài ngày đầu năm mới, một số công ty đã điều chỉnh giá thép tăng từ 1.000 - 2.400 rupee/tấn, cho thấy sẽ có nhiều đợt tăng giá trong những tuần tới.

Một nhà sản xuất sơ cấp cho biết: “Vừa qua, chúng tôi đã tăng giá thép cuộn cán nóng (HRC) thêm 1.500 rupee/tấn và giá thép cây tăng khoảng 2.400 rupee/tấn.

"Dự kiến giá thép sẽ tiếp tục tăng theo từng đợt trong tháng này và tổng mức tăng có thể lên đến 6.000 rupee/tấn”.

Tương tự, Công ty Jindal Steel & Power (JSPL) cũng đã tăng giá thép khoảng 1.000 - 1.500 rupee/tấn.

Khoảng một tuần trở lại đây, Hiệp hội Thép Ấn Độ (ISA) đã viết thư cho Văn phòng Thủ tướng Chính phủ (PMO), giải thích lý do đằng sau việc tăng giá trong thời gian gần đây.

Hiệp hội cũng nhấn mạnh những thách thức về việc sơ tán đối với quặng sắt và cho rằng xuất khẩu quặng sắt đang ảnh hưởng đến việc tiêu thụ trong nước. ISA cũng đã thúc giục ban hành lệnh cấm xuất khẩu quặng sắt trong 6 tháng cho đến khi tình hình ổn định.

Vài ngày sau, Liên đoàn Các ngành công nghiệp khoáng sản Ấn Độ (FIMI) đã viết thư cho PMO, phản bác quan điểm của ISA. FIMI cho rằng, ISA đang làm xáo trộn vấn đề và biện minh cho việc tăng giá thép một cách vô lý.

Hiệp hội cũng chỉ ra rằng, ngành thép Ấn Độ định giá sản phẩm của mình gần như ngang bằng với quốc tế. Trong khi đó, quặng sắt của Ấn Độ có giá thấp hơn nhiều so với các sản phẩm trên thị trường quốc tế, theo Business Standard.

Bộ Công Thương ban hành quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp CBPG đối với thép và màng BOPP

 Ngày 5/1/2021, Bộ Công Thương ra thông báo cho biết, Bộ đã ban hành Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm thép và màng BOPP cho năm 2020 và 2021.

Trước đó, ngày 30/3/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1105/QĐ-BCT áp dụng biện pháp CBPG chính thức đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu (mã vụ việc: AD02).

Bình luận