Giá thép thế giới giảm
Giá thép hôm nay giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải quay đầu giảm 23 đồng nhân dân tệ xuống 3.820 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h20, ngày 5/8, giờ Việt Nam.
Ảnh minh họa: internet
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Giá quặng sắt và than luyện cốc (2 nguyên liệu chính của ngành sản xuất thép) tại Trung Quốc ghi nhận mức điều chỉnh tăng kể từ tháng 4 năm nay.
Biểu đồ quặng sắt tại sàn giao dịch Thượng Hải (Nguồn Shfe)Theo dữ liệu từ Platts, giá quặng sắt với hàm lượng 62% của Trung Quốc hiện đang ở mức 118 USD/tấn, tăng 1,65 USD/tấn so với ngày 3 tháng 8.
Tính đến ngày 4/8, giá loại quặng sắt này đã tăng 26,6% nhờ việc áp dụng các gói kích thích mở rộng của chính phủ Trung Quốc sau khi nền kinh tế chịu những tổn thất do đại dịch COVID-19 gây ra.
Thêm vào đó, nguồn cung từ nhà xuất khẩu chính Brazil cũng giảm sút do tác động của thời tiết và dịch COVID-19 cũng khiến một số mỏ quặng tại nước này phải đóng cửa. Điều này dẫn đến việc giá quặng sắt tăng cao tại Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Các nguồn tin thị trường cho biết, giá sắt thép có khả năng vẫn sẽ được hỗ trợ trong thời gian tới, khi nhu cầu tiêu thụ lớn giúp các nhà máy thép tại Trung Quốc duy trì lợi nhuận cao.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu quặng sắt của nước này đạt tổng cộng 547 triệu tấn, tăng 10% so với năm trước. Từ tháng 1 đến tháng 6, Trung Quốc đã nhập khẩu 38,12 triệu tấn than luyện cốc, tăng 5% so với cùng kì năm ngoái.
Theo số liệu được công bố bởi Bộ Năng lượng và Mỏ Peru vào tháng 10 năm 2018, Pampa de Pongo có thể sản xuất với tổng khối lượng 28,1 triệu tấn sắt mỗi năm. Dự kiến, mỏ quặng này sẽ bắt đầu khai thác kể từ năm 2023.
Vào giữa tháng 3 năm nay, Peru tiến hành biện pháp đóng cửa đất nước để hạn chế sự lây lan của đại dịch COVID-19. Nước này đã báo cáo hơn 400.000 trường hợp dương tính với virus và hơn 18.000 ca tử vong do COVID-19, Reuters đưa tin.
Nhập khẩu sắt thép trong nước 6 tháng đầu năm 2020 giảm cả lượng, kim ngạch và giá
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2020 cả nước nhập khẩu 6,7 triệu tấn sắt thép các loại, tương đương trên 4,01 tỷ USD, giá trung bình 599,1 USD/tấn, giảm cả về lượng, kim ngạch và giá so với 6 tháng đầu năm 2019, với mức giảm tương ứng 6,2%, 16,6% và 11,2%.
Riêng tháng 6/2020 nhập khẩu 1,19 triệu tấn, tương đương 653,1 triệu USD, giá trung bình 548,1 USD/tấn, tăng 14,3% về lượng, tăng 3,4% về kim ngạch, nhưng giảm 9,5% về giá so với tháng 5/2020.
Sắt thép có xuất xứ từ Trung Quốc được nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất, đạt 2,26 triệu tấn, tương đương 1,37 tỷ USD, giá trung bình 605,9 USD/tấn, chiếm trên 34% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước, giảm 25,5% về lượng, giảm 28,7% về kim ngạch và giảm 4,3% về giá so với 6 tháng đầu năm 2019.
Sắt thép nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản đạt 1,19 triệu tấn, tương đương 693,93 triệu USD, giá 583,3 USD/tấn, tăng 19,1% về lượng, tăng 1,4% về kim ngạch nhưng giảm 14,9% về giá so với cùng kỳ năm trước, chiếm trên 17% trong tổng lượng và tổng kim ngạch sắt thép nhập khẩu của cả nước,
Nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc đạt 816.863 tấn, tương đương 609,22 triệu USD, giá 745,8 USD/tấn, giảm 1% về lượng, giảm 9,7% về kim ngạch và giảm 8,8% về giá so với cùng kỳ năm 2019; chiếm 12,2% trong tổng lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước và chiếm 15,2% trong tổng kim ngạch.
Sắt thép nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ mặc dù sản lượng lớn 1,11 triệu tấn, nhưng giá rẻ 437,6 USD/tấn, nên kim ngạch chỉ đạt 484,18 triệu USD, tăng mạnh 73,2% về lượng, tăng 39,9% về kim ngạch nhưng giảm 19,3% về giá so với cùng kỳ năm 2019.
So sánh nhập khẩu sắt thép trong 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2019 thì thấy đa số các thị trường bị sụt giảm cả về lượng và kim ngạch; trong đó nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ giảm mạnh nhất, giảm 96% cả về lượng và kim ngạch, chỉ đạt 1.701 tấn, tương đương 1,19 triệu USD; nhập khẩu sắt thép từ Brazil cũng giảm 85,4% về lượng và giảm 89% về kim ngạch, đạt 17.277 tấn, tương đương 6,92 triệu USD; Bỉ giảm 59,9% về lượng và giảm 84,6% về kim ngạch, đạt 5.462 tấn, tương đương 2,91 triệu USD.
Tuy nhiên, nhập khẩu tăng cao từ một số thị trường: Ba Lan tăng 1.705% về lượng và tăng 1.379% về kim ngạch, đạt 686 tấn, tương đương 0,82 triệu USD; Canada tăng 167,9% về lượng và tăng 116% về kim ngạch, đạt 1.267 tấn, tương đương 0,58 triệu USD.