Giá thép xây dựng thế giới giảm
Giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 39 nhân dân tệ xuống còn 4.153 nhân dân tệ/tấn vào lúc 10h30, ngày 6/5, giờ Việt Nam.
Hợp đồng thép giao sau của Trung Quốc giảm vào sáng sớm ngày hôm nay 6/5, ngày giao dịch đầu tiên sau kì nghỉ lễ kéo dài 4 ngày do lo ngại về triển vọng thương mại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ tăng thuế quan đối với hàng hóa trị giá 200 tỉ USD của Trung Quốc.
Động thái này xảy ra khi hai nước nỗ lực để đạt được thỏa thuận chấm dứt một cuộc chiến thương mại kéo dài hàng tháng sau các vòng đàm phán giữa các quan chức cấp cao ở hai chính phủ.
Truyền thông đưa tin Trung Quốc đang xem xét hủy bỏ các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ trong tuần này sau lời thách thức từ ông Trump.
Ảnh minh họa: internet.
Giá thép thanh giao sau trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 1,1% xuống còn 3.769 nhân dân tệ/tấn (tương đương 555,38 USD/tấn) vào lúc 2h05 (giờ địa phương).
Giá thép cuộn cán nóng giảm 1,3% xuống còn 3.724 nhân dân tệ/tấn.
Các biện pháp bảo vệ môi trường được thắt chặt tại thành phố sản xuất thép hàng đầu, Đường Sơn, đã gây lo ngại về nguồn cung, kích thích giá tăng.
Chính quyền Đường Sơn, tuần trước, đã ra lệnh cho các nhà máy thép ở 7 quận giảm một nửa hoạt động thiêu kết và đốt lò vào tháng 5 để cải thiện chất lượng không khí.
Theo ước tính của các chuyên gia tại Jinrui Futures, khoảng 29,2% các nhà máy ở Đường Sơn sẽ ngừng hoạt động trong quý II, điều này khiến sản lượng thép giảm.
Các nhà máy thép ở Đường Sơn đã hạn chế công suất hoạt động ở mức trung bình khoảng 20% trong tháng 4.
Các hạn chế sản xuất tăng cao dự kiến sẽ thúc đẩy tỉ suất lợi nhuận tại các nhà máy thép khiến giá nguyên liệu thô tăng theo sau.
Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên ít biến động ở mức 635 nhân dân tệ/tấn.
Giá than mỡ tăng 0,8% lên 1.362,5 nhân dân tệ/tấn và giá than cốc tăng 0,5% lên 2.049 nhân dân tệ/tấn.
Sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam chưa có đột phá
Tại Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam 2019, ông Võ Minh Nhựt, Tổng giám đốc Công ty TNHH BlueScope Việt Nam, nhận định sản phẩm thép chưa có chất lượng, kiểu dáng đột phá.
Phát biểu trong buổi hiến kế doanh nghiệp và CPTPP, ông Võ Minh Nhựt cho biết ngành thép Việt Nam đang được chia thành thương - trung - hạ nguồn.
Theo ông, sản phẩm hạ nguồn củaViệt Nam có lợi thế và có cơ hội xuất khẩu thành công vào các nước CPTPP nhờ không phải chịu thuế chống bán phá giá, rào cản kĩ thuật. Tuy nhiên, sản phẩm hạ nguồn chưa có chất lượng, kiểu dáng đột phá, ông nói thêm.
Ông Nhựt nhận định sự quan tâm của một số doanh nghiệp chưa đúng mức. Các doanh nghiệp chưa đặt sự quan trọng về hệ thống, chính sách của mình để đạt tiêu chuẩn cao của CPTPP.