Giá thép xây dựng thế giới tăng
Giá thép thanh giao tháng 5 trền Sàn giao dịch Thượng Hải giảm mạnh 95 nhân dân tệ xuống còn 3.670 nhân dân tệ/tấn vào lúc 10h00, ngày 6/6, giờ Việt Nam.
Giá thép Trung Quốc tăng mạnh vào thứ Tư 5/6 sau 6 phiên giảm liên tiếp bởi kì vọng rằng nguồn cung dư thừa làm giảm bớt lợi nhuận của các nhà sản xuất và hạn chế sản lượng ở thành phố sản xuất thép hàng đầu quốc gia, theo Hellenic Shipping News.
Tuy nhiên, giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải đã giảm mạnh 95 nhân dân tệ xuống còn 3.670 nhân dân tệ/tấn vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).
Ảnh minh họa: internet
Trung Quốc, quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới, sản xuất 314,96 triệu tấn thép thô trong 4 tháng đầu năm 2019, tăng khoảng 10% so với cùng kì năm ngoái.
Tuy nhiên tỉ suất lợi nhuận tại các nhà máy Trung Quốc đã giảm mạnh trong vài tuần qua do chi phí nguyên liệu thô tăng và nhu cầu suy yếu ở một số khu vực hạ nguồn, giám đốc tại một công ty thép có trụ sở tại Sơn Đông cho biết.
Trong khi đó, Đường Sơn, trung tâm sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc, cho biết họ sẽ mở rộng biện pháp hạn chế sản xuất đối với ngành công nghiệp nặng đến cuối tháng 6 để cải thiện chất lượng không khí.
Các nhà máy thép ở Đường Sơn phải giảm tới 50% công suất và thực thi các hạn chế sản xuất giống như trong mùa đông.
Giá thép thanh đóng cửa giao dịch tăng 0,7% lên 3.747 nhân dân tệ/tấn (tương đương 542,60 USD/tấn) / tấn, làm sụt giảm sáu phiên.
Hợp đồng thép cuộn cán nóng giao sau tăng 0,6% lên 3.607 nhân dân tệ/tấn.
Hợp đồng quặng sắt hoạt động mạnh nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng 0,6% lên 719,5 nhân dân tệ/tấn.
Giá than mỡ tăng nhẹ 0,2% lên 1.378 nhân dân tệ/tấn và giá than cốc giao sau chỉ tăng 0,1% lên 2.114,5 nhân dân tệ/tấn.
Giám đốc điều hành tại Hiệp hội Thép Trung Quốc hôm thứ Ba 4/6 đã cảnh báo về nguy cơ sản lượng tăng quá mức trong năm nay và kêu gọi các nhà máy thép sản xuất một cách hợp lí vì nhu cầu thép dự kiến sẽ yếu trong nửa cuối năm 2019.
Giá sản phẩm thép và các nguyên liệu sản xuất thép khác cũng giảm, chịu áp lực bởi lo nại nhu cầu suy yếu sau khi IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc. IMF giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2019 xuống 6,2% từ mức 6,3% do sự không chắc chắn tăng cao xung quanh căng thẳng thương mại.
Giá thanh cốt thép tại Thượng Hải giảm 1,6% xuống 3.683 CNY/tấn, trong khi giá thép cuộn cán nóng giảm 1,7% xuống 3.539 CNY/tấn. Giá than luyện cốc tại Đại Liên giảm 0,9% xuống 1.365,5 CNY/tấn. Giá than cốc kỳ hạn tháng 9/2019 giảm 1,9% xuống 2.072,5 CNY/tấn.
Các thông tin khác:
Thép không gỉ: Thống kê cho biết, trong tháng 4/2019 Nhật Bản nhập khẩu khoảng 21.000 tấn thép không gỉ, tăng 8,5% so với tháng 4/2018. Trong số đó nhập khẩu từ các nước nhập khẩu lớn như Trung Quốc giảm 12,3% so với tháng 3/2019, Hàn Quốc tăng 26,3% , Đài Loan (TQ) giảm 47,3% và Mỹ tăng 9,3%.
Nhập khẩu sản phẩm thép đặc biệt không bao gồm sản phẩm thép không gỉ đạt 47.800 tấn, giảm 22,2% so với tháng 3/2019.
Thép thương phẩm: E-Sheng Steel Co., một trong những nhà sản xuất thép thương phẩm tại Đài Loan (TQ) sẽ giữ giá thép thương phẩm không thay đổi trong tuần này, phù hợp với kỳ vọng thị trường.
Theo đó, giá thép thanh góc kích thước nhỏ SS400 ở mức 20.100-21.100 NTD/tấn, thép thanh chuỗi ở mức 20.100 NTD/tấn, thép thanh phẳng A36 và SS400 ở mức 20.100-22.000 NTD/tấn.
Thép dây mạ kẽm: Quintain Steel Co., Ltd., một trong những nhà sản xuất thép cuộn lớn tại Đài Loan (TQ) cho biết, sẽ giữ giá thép cuộn không thay đổi trong tháng 6/2019. Tuy nhiên, công ty sẽ tăng giá thép dây mạ kẽm thêm 200 NTD/tấn hôm 4/6/2019, do chi phí nguyên liệu tăng cao, Quintain Steel quyết định tăng giá.
Sau khi thông báo, giá thép cuộn Al-killed lò cao ở mức 32.500 NTD/tấn, thép cuộn Al-killed lò điện ở mức 31.500 NTD/tấn, thép cuộn killed lò điện ở mức 26.500 NTD/tấn, thép dây mạ ở mức 33.200 NTD/tấn.
Thép tấm: Thống kê từ Hải quan Đài Loan (TQ), nhập khẩu thép tấm của Đài Loan trong tháng 4/2019 đạt 195.000 tấn, giảm 32,3% so với tháng 3/2019.
Trong số đó, nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 10.000 tấn, từ Nga đạt 95.000 tấn, từ Trung Quốc đạt 150 tấn.
Hơn 6 triệu tấn thép các loại được nhập về Việt Nam trong 5 tháng
Giá bán thép xây dựng tại thị trường phía Nam được giữ ổn định trong tháng Năm. Trong khi tại thị trường phía Bắc ghi nhận một đợt tăng giá cây loại CB400V và CB500V dùng cho các dự án.
Theo Bộ Công Thương, trong tháng Năm đã có khoảng 1,4 triệu tấn thép các loại nhập khẩu về Việt Nam.
Như vậy, sau 5 tháng, mặt hàng này đã được nhập về trong nước khoảng 6,1 triệu tấn, tương ứng hơn 4 tỷ USD (tăng 7,2% về lượng và tăng 0,7% về giá trị.)
Đại diện Bộ Công Thương thông tin, trong 5 tháng đầu năm, lượng sắt thép thô đạt 8,845 triệu tấn, tăng 66,2% so với cùng kỳ; thép cán đạt 2,534 triệu tấn, tăng 10,8% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc đạt 2,458 triệu tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ.
Thông tin về giá bán, theo đại diện Bộ Công Thương, giá bán thép xây dựng tại thị trường phía Nam được giữ ổn định trong tháng Năm. Trong khi đó, tại thị trường phía Bắc ghi nhận một đợt tăng giá cây loại CB400V và CB500V dùng cho dự án, công trình với mức tăng khoảng 100.000 đồng/tấn, nhưng thép cây thông dụng và thép cuộn giữ giá ổ định.
Số liệu của tập đoàn Hòa Phát cho thấy, tính riêng tháng 5/2019, sản lượng thép xây dựng của doanh nghiệp tiêu thụ 226.000 tấn, trong đó tiêu thụ tại thị trường miền Nam gấp 3,5 lần so với tháng 5/2018.
Bên cạnh đó, lượng thép xây dựng xuất khẩu 5 tháng của doanh nghiệp này cũng tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 106.358 tấn. Các thị trường xuất khẩu nhiều nhất bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Canada, các nước ASEAN như Campuchia, Malaysia, Lào…