Giá thép thế giới giảm mạnh
Giá thép ngày 8/6 giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 126 nhân dân tệ xuống mức 4.967 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Vào hôm thứ Hai (7/6), giá quặng sắt giảm do dữ liệu thương mại tháng 5 của Trung Quốc giảm và biên lợi nhuận thép thu hẹp, làm hạn chế triển vọng nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép, Reuters đưa tin.
Cụ thể, hợp đồng quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 9/2021, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE), giảm 4,4% xuống mức 1.118 nhân dân tệ/tấn (tương đương 174,70 USD/tấn) vào cuối phiên.
Tương tự, hợp đồng quặng sắt SZZFN1 giao tháng 7/2021 trên Sàn giao dịch Singapore (SICOM) cũng được điều chỉnh giảm 3,5%, ghi nhận mức 192,05 USD/tấn trong cùng ngày.
Hiện tại, Trung Quốc là quốc gia chiếm hơn một nửa sản lượng thép của thế giới. Trong tháng 5/2021, quốc gia này đã nhập khẩu 89,79 triệu tấn quặng sắt, thấp hơn đáng kể so với con số 98,57 triệu tấn trong tháng 4 và 102,11 triệu tấn trong tháng 3.
Dữ liệu cũng cho thấy, xuất khẩu thép của Trung Quốc trong tháng 5/2021 giảm 33,9% so với tháng 4/2021 xuống còn 5,27 triệu tấn.
Nguồn cung quặng sắt toàn cầu thắt chặt vẫn là một vấn đề then chốt khiến giá luôn ở mức cao. Vào hôm thứ Sáu tuần trước (4/6), Công ty khai thác Vale SA (Brazil) đã bày tỏ lo ngại rằng, việc đóng cửa các mỏ mới có thể sẽ làm giảm 40.000 tấn quặng sắt mỗi ngày.
Giá thép tăng cao: Lợi ít, hại nhiều
Cũng như bình diện chung của thị trường trong nước và thế giới, những tháng gần đây, giá sắt thép xây dựng trên địa bàn tỉnh tăng đột biến, kéo giá của nhiều loại vật liệu “vọt” theo. Thực trạng này khiến các nhà thầu xây dựng gặp khó khăn, hoạt động xây dựng dân dụng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, tiến độ của nhiều công trình bị chậm. Các chuyên gia cho rằng, nếu giá thép tiếp tục tăng hoặc duy trì ở mức cao như hiện nay thì sẽ tác động không nhỏ đến nền kinh tế và mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Tại thời điểm hiện nay, giá thép trên thị trường trong nước (nếu tính cả thuế giá trị gia tăng - VAT và chi phí vận chuyển tới chân công trình) đang ở mức khoảng 18-19 triệu đồng/tấn, tăng tới hơn 50% so với cuối năm ngoái. Ông Lê Thành Thực, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thương mại Thái Hưng, nhà phân phối cấp 1 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO), đơn vị chiếm khoảng 10% thị phần thép của cả nước, lý giải: Nguyên nhân chính khiến giá thép tăng “chóng mặt” và liên tục là do giá nguyên liệu (quặng sắt, thép phế, than…) trên thế giới tăng tới hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 70% nguyên liệu sản xuất thép. Mặt khác, với vai trò là nước sản xuất và cung ứng thép lớn nhất thế giới, thời gian gần đây, Trung Quốc đã chuyển từ đẩy mạnh xuất khẩu sang nhập khẩu thép, khiến nguồn cung trên toàn cầu bị thiếu hụt. Khi thị trường thế giới khan hiếm và giá tăng cao, một số nhà sản xuất lớn trong nước cũng gia tăng xuất khẩu phôi thép khiến nguồn cung trên thị trường nội địa càng bị hạn chế.
Rõ ràng, việc giá thép tăng mạnh thời gian gần đây đã tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh, cụ thể và trực tiếp nhất là hoạt động xây dựng, ảnh hưởng đến tiến độ các công trình, việc giải ngân vốn đầu tư công, đẩy giá nhà ở tăng cao… Ở tầm vĩ mô, nếu giá thép và vật liệu xây dựng tiếp tục tăng cao sẽ gây khó khăn cho công tác kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường. Vì vậy, các bộ, ngành liên quan đã đề ra một số giải pháp nhằm kiềm chế đà tăng giá thép. Trong phạm vi tỉnh Thái Nguyên, cùng với những giải pháp bình ổn thị trường, việc các cơ quan chức năng cập nhật báo giá vật liệu xây dựng thường xuyên hơn, xem xét, đề nghị cho phép điều chỉnh giá đối với một số dự án xây dựng là việc làm cần thiết.
Giá thép hôm nay ngày 8/6/2021 tại 3 miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam