Giá thép xây dựng hôm nay 8/7: Thép tăng vọt do kế hoạch cắt giảm sản lượng

(VOH) Giá thép xây dựng ngày 8/7 tiếp đà tăng, cả thép xây dựng và thép cuộn cán nóng đều tăng hơn 3%, do dự đoán sản lượng thép sẽ bị cắt giảm. Sản lượng thép toàn cầu đã tăng 15% so với cùng kỳ.

Giá thép thế giới tiếp tục đi lên

Giá thép ngày 8/7 giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 51 nhân dân tệ lên mức 5.391 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 8/7/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 8/7: Thép tăng vọt do kế hoạch cắt giảm sản lượng 2

Giá quặng sắt kỳ hạn giao tháng 9 phục hồi trở lại vào cuối phiên sau khi giảm mạnh lúc đầu phiên, kết thúc ở mức tăng 1% lên 1.244 CNY/tấn.

Với nguồn cung thép toàn cầu được cải thiện, xu hướng tăng giá của hợp kim trong một năm qua có thể sẽ giảm xuống, Business Standard đưa tin.

CARE Ratings cho biết, mặc dù ở mức thấp hơn nhưng sản lượng thép toàn cầu đã tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái trong 5 tháng đầu năm 2021, dẫn đầu bởi Trung Quốc và Ấn Độ.

Tuy nhiên, cơ quan xếp hạng không nhận thấy sự điều chỉnh mạnh về giá toàn cầu so với mức đỉnh của nó.

Báo cáo của CARE Ratings chỉ ra rằng, nhu cầu tiếp tục duy trì ở mức cao sau khi các quốc gia nới lỏng hạn chế cấm vận, dẫn đến sản lượng thép thành phẩm cao hơn ở hầu hết các quốc gia sản xuất thép lớn.

Với nhiều gói kích cầu khác nhau, nhu cầu toàn cầu phục hồi mạnh đã khiến chênh lệch cung cầu được nới rộng đáng kể, kéo theo đó là sự gia tăng của giá thép trong một năm qua.

Theo CARE Ratings, xu hướng giảm giá thép sẽ chỉ dần dần được hỗ trợ phần lớn bởi nhu cầu thép tiếp tục tăng mạnh và giá quặng sắt cao hơn trong thời gian tới.

CARE Ratings kỳ vọng rằng, giá thép toàn cầu có khả năng đi theo xu hướng giá quặng sắt, điều đó có nghĩa là mặc dù giá thép dự kiến giảm trong nửa cuối năm 2021 thì mức chênh lệch đối với các công ty thép có thể tiếp tục được giữ vững, do đó đảm bảo lợi nhuận cho các nhà sản xuất.

Về thị trường Ấn Độ, CARE Ratings dự đoán nhu cầu trong nước có khả năng tăng trở lại sau khi kết thúc đợt gió mùa, phần lớn được thúc đẩy bởi lĩnh vực cơ sở hạ tầng và xây dựng.

Giá thép nội địa hiện đang dao động quanh mức chiết khấu so với giá quốc tế, do các nhà sản xuất thép trong nước tin rằng, bất kỳ sự gia tăng giá nào cũng có thể làm giảm sản lượng tiêu thụ trong nước.

Indonesia hủy chống bán phá giá đối với tôn lạnh của Việt Nam

Sau những nỗ lực đàm phán, Indonesia đã quyết định không áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm (tên gọi thông thường là tôn lạnh) có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.

Đây là kết quả tích cực đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam sau gần 2 năm hợp tác và cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra Indonesia.

Vụ việc được Ủy ban Chống bán phá giá Indonexia (KADI) khởi xướng điều tra từ ngày 26 tháng 8 năm 2019 dựa trên kiến nghị từ Công ty NS Bluescope Indonesia (NSBI) về nhập khẩu thép mạ nhôm – kẽm theo mã HS 7210.61.11, 7212.50.23, 7212.50.24, 7212.50.29, 7225.99.90, 7226.99.19 và 7226.99.99;

Theo đó, KADI xác định sản phẩm bị điều tra nhập khẩu từ Việt Nam bán phá giá vào thị trường nước này ở mức từ 12,01% – 28,49% và gây ra thiệt hại đáng kể cho các ngành sản xuất tôn lạnh nội địa của Indonesia. Do vậy, cơ quan này quyết định áp dụng thuế CBPG ở mức 3,01% - 49,2% đối với sản phẩm tôn màu của Việt Nam trong khoảng thời gian là 5 năm.

Theo số liệu của Indonesia thu thập, trong giai đoạn điều tra, tổng lượng nhập khẩu tôn lạnh của Việt Nam vào Indonesia ước tính 365 ngàn tấn, trị giá khoảng 290 triệu USD/năm.

Giá thép hôm nay ngày 8/7/2021 tại 3 miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam

Giá thép xây dựng hôm nay 8/7: Thép tăng vọt do kế hoạch cắt giảm sản lượng 3