Chờ...

Giá thép xây dựng hôm nay 9/8: Giá thép và quặng sắt liên tục giảm

(VOH) - Giá thép hôm nay giảm khi nhu cầu của các nhà máy thép vẫn tăng sau khi các biện pháp chống ô nhiễm môi trường khu vực phía bắc Trung Quốc sẽ được nới lỏng trong tháng 8/2019.

Giá thép xây dựng hôm nay giảm

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm mạnh 104 nhân dân tệ xuống 3.610 nhân dân tệ/tấn vào lúc 9h30, ngày 9/8, giờ Việt Nam.

Sản xuất thép

Ảnh minh họa: internet

Giá thép thanh giao sau tăng 1% lên 3.747 nhân dân tệ/tấn vào cuối phiên giao dịch thứ Năm 8/8, theo Hellenic Shipping News.

Giá thép cuộn cán nóng tăng 1% lên 3.695 nhân dân tệ/tấn.

Giá quặng sắt giao sau của Trung Quốc giảm 2%, đánh dấu giảm phiên thứ 6 liên tiếp vì giới giao dịch vẫn cảnh giác về khả năng nguồn cung từ các công ty khai thác gia tăng.

Hợp đồng quặng sắt kì hạn giao tháng 1/2020 trên Sàn Đại Liên giảm 1,3% xuống 670 nhân dân tệ/tấn. Tính từ đầu tuần đến nay, giá quặng sắt đã giảm 15% từ mức cao kỉ lục 789,5 nhân dân tệ/tấn (tương đương 112,06 USD/tấn) trong ngày 31/7/2019.

Giá quặng sắt hàm lượng 62% giao đến Trung Quốc giảm 6,5 USD, tương đương 6,4% xuống còn 94,5 USD/tấn vào thứ Tư (7/8), mức thấp nhất trong 3 tháng.

Khối lượng quặng sắt dự trữ tại cảng Trung Quốc tăng lên 121,05 triệu tấn trong tuần này, tăng 5% so với mức thấp nhất 2 năm là 115,25 triệu tấn vào cuối tháng 6.

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích dự kiến giá quặng sắt sẽ sớm được hỗ trợ do nhu cầu của các nhà máy thép vẫn tăng khi các biện pháp môi trường tại khu vực phía bắc Trung Quốc sẽ được nới lỏng trong tháng 8.

Công suất sử dụng tại các nhà máy thép trên toàn quốc tăng lên 67,27% tính đến tuần trước so với 66% trong tháng 7, công ty tư vấn Mysteel cho biết.

Khối lượng các sản phẩm thép tồn kho của các thương nhân Trung Quốc tăng 300.000 tấn lên 12,83 triệu tấn vào tuần trước kể từ ngày 2/8, mức cao nhất kể từ giữa tháng 4.

Hợp đồng than mỡ và than cốc đồng thời tăng vào ngày 8/8, tăng lần lượt 0,9% và 1,2%

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã điều chỉnh tỷ giá dưới ngưỡng 7 nhân dân tệ đổi 1 đồng USD, lần đầu tiên kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Giá quặng sắt chịu áp lực giảm do dự trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc trong tuần này tăng lên 121,05 triệu tấn, tăng 5% so với mức thấp nhất 1,5 năm (115,25 triệu tấn) hồi cuối tháng 6/2019. Đồng thời, nhập khẩu quặng sắt của nước này trong tháng 7/2019 tăng 21% so với tháng trước đó lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2019. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự kiến giá quặng sắt sẽ sớm được hỗ trợ, do nhu cầu của các nhà máy thép vẫn tăng sau khi các biện pháp chống ô nhiễm môi trường khu vực phía bắc Trung Quốc sẽ được nới lỏng trong tháng 8/2019.

Giá thép cây kỳ hạn trên sàn Thượng Hải giảm 1,1% xuống 3.672 CNY/tấn. Cùng với đó là giá thép cuộn cán nóng giảm 0,4% xuống 3.643 CNY/tấn, do dự trữ các sản phẩm thép tại Trung Quốc tăng 300.000 tấn lên 12,83 triệu tấn tính đến tuần kết thúc ngày 2/8/2019, cao nhất kể từ giữa tháng 4/2019, công ty tư vấn Mysteel cho biết.

Ngành thép sắp hết được hưởng ưu đãi về thuế?

 Ngành thép Việt Nam được cho là sẽ có những biến động nhất định trong thời gian tới do cơ quan quản lý có ý định tăng thuế nhập khẩu và những cáo buộc từ bên ngoài về sự bảo hộ của Chính phủ đối với mặt hàng ống thép không gỉ.

Theo dự thảo Nghị định sửa đổi nghị định 125 về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan do Bộ Tài chính công bố ngày 8/8, cơ quan này đã đề xuất tăng thuế đối với thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 lên 5% thay vì mức 0% như hiện hành.

Lý do đề xuất tăng thuế đối với mặt hàng này được bộ Tài chính đưa ra là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang làm dấy lên lo ngại về việc thép giá rẻ Trung Quốc có thể tràn vào Việt Nam, kéo giá thép trên thị trường giảm mạnh. Điều này khiến nhà máy sản xuất thép lớn nhất Việt Nam đang cân nhắc tạm dừng kế hoạch triển khai lò cao số 3.

Bộ Tài chính cho biết thống kê số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy thép cuộn cán nóng thuộc nhóm 72.08 năm 2018 đạt 5,3 triệu tấn với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 3,09 tỉ USD. Trong đó, 88% tổng kim ngạch nhập khẩu chịu thuế suất MFN là 0%.

Dẫn báo cáo của Hiệp hội Thép, Bộ Tài chính cho biết nhu cầu tiêu thụ thép cuộn cán nóng trong nước khoảng hơn 10 triệu tấn/năm. Còn năng lực sản xuất trong nước mới đáp ứng khoảng gần 50%, dự kiến cuối năm 2019 sẽ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu trong nước khi nhà máy của Công ty Hòa Phát tại Dung Quất, Quảng Ngãi và Công ty Formosa đi vào hoạt động.

Các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu thép cán nóng để sản xuất thép cán nguội phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Do trong nước đến nay đã sản xuất được một số mã hàng thép cuộn cán nóng thuộc nhóm 72.08 và năng lực sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng gần 50% nhu cầu trong nước và xuất khẩu, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu ưu đãi MFN đối với các mặt hàng thép cuộn cán nóng thuộc nhóm 72.08 từ 0% lên 5%.

Về tác động của việc tăng thuế suất thép cán nóng từ 0% lên 5%, Bộ Tài chính cho biết khả năng tăng thu ngân sách nhà nước với số thuế nhập khẩu tăng là 137,15 triệu USD, tương đương 3.152 tỉ đồng.

Theo các chuyên gia, khi mức thuế suất được tăng lên 5% thì các doanh nghiệp sẽ tìm nguồn nhập khẩu từ các nước có thuế suất ưu đãi đặc biệt 0% như Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc. Vì vậy, số thu ngân sách nhà nước thực tế sẽ thấp hơn con số tính toán nêu trên.

Tuy nhiên, để đủ điều kiện áp dụng thuế suất 0%, các doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm chi phí xin giấy chứng nhận xuất xứ và tìm đối tác nhập khẩu mới. Vì vậy, việc điều chỉnh tăng thuế suất lên 5% sẽ có tác động đến chi phí nhập khẩu của doanh nghiệp.

Giá thép xây dựng hôm nay 8/8/2019: Giá thép phục hồi, giá quặng sắt trượt dài phiên thứ 5, giảm 12% - Giá thép xây dựng hôm nay phục hồi, giá quặng sắt trượt dài phiên thứ 5, giảm 12% kể từ đầu tháng 8.
Giá xăng dầu hôm nay 9/8/2019: Trái chiều sau khi bất ngờ tăng 2% - Giá xăng dầu hôm nay trái chiều sau khi bất ngờ tăng 2% vào chốt phiên hôm qua nhờ kỳ vọng OPEC giảm sản lượng và căng thẳng cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung.