Giá tiêu ngày 15/3: Tăng vọt lên mốc 73.000 đồng/kg

(VOH) - Giá tiêu ngày 15/3 đồng loạt tăng thêm 1.000- 2.000 đồng/kg tại hầu hết các địa phương trọng điểm. Giá tăng nóng liên tiếp nên Hiệp hội Hồ tiêu họp khẩn cảnh báo. Giá tiêu thế giới tăng mạnh.

Kết thúc tuần qua, giá tiêu tại các địa phương tăng thêm khoảng 10.000 – 12.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 73.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  70.000 đồng/kg  tại Đồng Nai và Gia Lai

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng mạnh 1.500 đồng/kg, lên mức 71.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai tăng thêm  lên 1.000 đồng/kg, lên ở ngưỡng 70.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 2.000 đồng/kg, dao động trong  ngưỡng 73.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng tăng  1.000 đồng/kg , lên ngưỡng 71.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 1.000 đồng/kg, lên ở ngưỡng 70.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

71,000

+1.500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

70,000

+1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

71,000

+1.500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

73.000

+2.000

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

71, 500

+1.000

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

70,000

+1.000

Giá tiêu hôm nay 15/3/2021
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu tăng cao bất thường trong khi giá xuất khẩu chưa tăng tương ứng: Trong những ngày gần đây, trên các vùng nguyên liệu giá hồ tiêu nội địa liên tục tăng cao từ mức 56.000 đồng/kg ngày 3/3/2021 tăng đến 70.000 đồng/kg ngày 11/3/2021. Trong khi đó dịch Covid-19 có xu hướng giảm trên toàn cầu, kết hợp với sản lượng giảm ở các nước sản xuất hồ tiêu do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì nhu cầu tiêu thụ và chế biến hồ tiêu trên các thị trường châu Mỹ, châu Á, châu Âu, Ấn Độ có chiều hướng tăng nhưng mức tăng chưa cao tương xứng so với mức giá nguyên liệu hiện tại.

Doanh nghiệp xuất khẩu tiêu Việt Nam đứng trước nguy cơ bể hợp đồng vì hàng chỉ bán lưu thông trong giới đầu cơ, đại lý và người dân chứ không về đến tay người xuất khẩu.

Theo ông Nguyễn Tấn Hiên Phó TGĐ Công ty Cổ phần TM DV XNK Trân Châu, đồng thời là Phó chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, Giá tiêu tăng nóng thời gian gần đây chủ yếu dân không muốn bán ra. Nếu dân bán ra thì đại lý cũng ôm cũng không chịu bán. Nhìn chung hàng nằm trong tay dân và đầu cơ, không đến được tay doanh nghiệp xuất khẩu.

Doanh nghiệp xuất khẩu tiêu Việt Nam đứng trước nguy cơ bể hợp đồng vì hàng chỉ bán lưu thông trong giới đầu cơ, đại lý và người dân chứ không về đến tay người xuất khẩu.

Trong khi đó, hơn 90% hồ tiêu Việt Nam tiêu thụ qua đường xuất khẩu.

Việc giá tiêu tăng, giảm là chuyện bình thường trên thị trường nhưng đại lý phải bán ra thì mới có thể điều tiết xuất khẩu, tiêu thụ hàng hóa thay vì chỉ bán qua tay từ người này qua người khác ở trong nước, thổi giá cao mà không thể xuất khẩu đi nước ngoài.

Ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) cho biết giá tiêu cuối năm thậm chí có thể đạt 90.000 – 100.000 đồng/kg ngay cả khi tiêu thụ ở phân khúc nhà hàng ở các thị trường nước ngoài có thể giảm do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Đầu năm 2021, xu hướng phục hồi của giá tiêu đã rõ rệt hơn. Theo đó, tính từ đầu năm đến ngày 6/3, giá tiêu ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên và miền Nam tăng khoảng 13%, dao động trong khoảng 57.500 – 59.000 đồng/kg.

Có thời điểm giá tiêu chạm mốc 60.000 đồng/kg (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) khi thị trường xuất hiện những tín hiệu tốt.

Trao đổi với người viết, ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) cho biết năm nay tiêu mất mùa cộng thêm người dân không chăm sóc nhiều nên sản lượng giảm mạnh. Tính riêng tỉnh Gia Lai, sản lượng niên vụ 2020 – 2021 dự kiến giảm 60 -70%.

Ông Bính cho biết các đại lý và thương lái đang tăng cường mua vào trong khi nguồn cung năm nay giảm kéo theo giá tăng mạnh.

Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) nhận định tính trên cả nước, sản lượng hồ tiêu Việt Nam 2021 có thể giảm từ 25-30% so với năm 2020 xuống khoảng 168.000 – 180.000 tấn do nhiều vườn tiêu già và người dân giảm đầu tư chăm sóc.

Theo số liệu của VPA sản lượng hồ tiêu tỉnh Bình Phước có thể giảm trên 50%; Đăk Nông giảm 20% so với thời kỳ đỉnh điểm năm 2017. Riêng tỉnh Đăk Lăk chưa thể đánh giá tương đối vì khảo sát chỉ mang tính đại diện tại hai huyện Cư Kuin và Buôn Hồ và năng suất cho thấy sự khác biệt giữa các vùng.

Giá tiêu thế giới vụt tăng

Hôm nay 15/3/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tăng 561,9 Rupi/tạ, lên mức 36.733,35 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 12/2020 tăng mạnh 485 Rupi/tạ, lên ngưỡng 36.850 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá tiêu ngày 15/3: Tiếp tục tăng vọt lên mốc 73.000 đồng/kg 2
 
Giá tiêu ngày 15/3: Tiếp tục tăng vọt lên mốc 73.000 đồng/kg 3

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 66,7%, ổn định so với năm 2019.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết theo thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong năm 2020 đạt 86,5 nghìn tấn, trị giá 249,72 triệu USD, tăng 2,6% về lượng, nhưng giảm 4,3% về trị giá so với năm 2019.

Năm 2020, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Mỹ đạt mức 2.885 USD/tấn, giảm 6,8% so với năm 2019.

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Mỹ giảm ở nhiều thị trường cung cấp chính, nhưng tăng mạnh từ Ecuador và Nam Phi, mức tăng lần lượt 39,7% và 27,5%.

Năm 2020, Mỹ tăng nhập khẩu hạt tiêu ở nhiều thị trường cung cấp chính, như: Việt Nam, Brazil, Indonesia, nhưng giảm mạnh nhập khẩu từ Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc.

Cụ thể, nhập khẩu hạt tiêu của Mỹ từ Việt Nam trong năm 2020 đạt 57,7 nghìn tấn, trị giá 157,93 triệu USD, tăng 2,5% về lượng, nhưng giảm 3,2% về trị giá so với năm 2019.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 66,7%, ổn định so với năm 2019.

Năm 2020, nhập khẩu hạt tiêu của Mỹ từ Brazil đạt 14,47 nghìn tấn, trị giá 33,2 triệu USD, tăng 38,3% về lượng và tăng 32,2% về trị giá so với năm 2019.

Thị phần hạt tiêu của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 16,72% trong năm 2020, tăng so với 12,41% trong năm 2019.

Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần trước giảm số giàn khoan dầu và khí đốt đang hoạt động, lần giảm đầu tiên kể từ tháng 11/2020, theo số liệu từ công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes. Cụ thể, số giàn khoan dầu giảm 1 xuống 309, số giàn khoan khí và dự phòng giữ nguyên ở 92 và 1.

Bình luận