Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 48.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 45.500 đồng/kg tại Đồng Nai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang ở mức 46.500 đồng/kg.
Riêng giá tiêu tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, dao dịch lên ngưỡng 46.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định, dao động ở ngưỡng 48.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước không đổi, giữ ở ngưỡng 47.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai đi ngang, dao động trong ngưỡng 45.500đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
||
— Ea H'leo |
46,500 |
0 |
GIA LAI |
||
— Chư Sê |
46,000 |
+500 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa |
46,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
||
— Tiêu |
48.500 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
||
— Tiêu |
47, 000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
||
— Tiêu |
45,500 |
0 |
Ảnh minh họa: internet
Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), thu hoạch hồ tiêu Việt Nam 2020 kết thúc với sản lượng ước đạt 240.000 tấn, giảm 15% so với năm 2019.
Ngoài yếu tố biến đổi khí hậu, giá xuống thấp đã không còn hấp dẫn nông dân trong việc chăm sóc vườn tiêu, cùng với đó là tình hình sâu bệnh dẫn tới năng suất các vườn tiêu giảm.
Tình hình sản xuất khó khăn nhưng việc tiêu thụ càng khó khi doanh nghiệp xuất khẩu chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19.
Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 06/2020 đạt 20.449 tấn hạt tiêu các loại, giảm 9.902 tấn, tức giảm mạnh tới 32,62% so với tháng trước và giảm 10.236 tấn, tức giảm 33,36 % so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trong tháng đạt 47,17 triệu USD, giảm 13,74 triệu USD, tức giảm 22,55 % so với tháng trước và giảm 28,04 triệu USD, tức giảm 37,28 % so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế khối lượng xuất khẩu hạt tiêu 6 tháng đầu năm 2020 đạt tổng cộng 166.812 tấn tiêu các loại, giảm 10.046 tấn, tức giảm 5,68 % so với khối lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019.
Về giá trị kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2020 đạt tổng cộng 355,92 triệu USD, giảm 95,33 triệu USD, tức giảm 21,13 % so với cùng kỳ.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 06/2020 đạt 2.306 USD/tấn, tăng 14,95% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 05/2020.
Theo dữ liệu thống kê của IPC, giá tiêu thế giới trong tháng 6/2020 tiếp tục biến động trái chiều. Trong đó, giá tiêu Việt Nam ( tiêu đen 550 Gr/l giảm 4,45%, tiêu đen 500 Gr/l giảm 4,82%, tiêu trắng tăng 2,42%) và Malaysia (tiêu đen FAQ giảm 7,19%, tiêu trắng Kuching giảm 7,68% và tiêu trắng Pinang tăng 0,21% ), trong khi giá tiêu đen Indonesia tăng 15,45%, giá tiêu đen Ấn Độ tăng 0,20% và giá tiêu trắng Hải Nam tăng 1,42%. so với giá đầu tháng.
Nhìn chung, giá tiêu đen có xu hướng giảm dần về cuối tháng trong khi giá tiêu trắng lại tăng.
Bộ NN&PTNT dự báo trong thời gian tới, giá hạt tiêu khó có khả năng tăng mạnh bởi nhu cầu tiêu thụ tiêu vẫn còn yếu do đại dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới và đang có nguy cơ bùng phát mạnh trở lại tại nhiều thị trường tiêu thụ tiêu lớn như Mỹ và EU.
Giá tiêu thế giới tăng
Hôm nay 6/8/2020, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) đi ngang ở mức 32.836 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 7/2020 tăng 50 Rupi/tạ, lên ngưỡng 33.400 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
GIAO NGAY |
32836.35 |
0 |
0.00 |
0 |
32836.35 |
32836.35 |
32836.35 |
32836.35 |
7/2020 |
33400 |
+50 |
0.15 |
0 |
33400 |
33400 |
33400 |
33350 |
Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
09/2013 |
6500 |
0 |
0 |
6500 |
6500 |
6500 |
6462 |
Hoạt động thương mại ở các thị trường tiêu thụ Hồ tiêu lớn khác như Mỹ và EU càng trở nên trầm lắng trước sự bùng phát dịch COVID-19.Trong khi đó, chính phủ Nepal đã áp lệnh cấm nhập khẩu một số mặt hàng, trong đó có hồ tiêu nhằm siết chặt quản lí ngoại tệ.
Quy định đột ngột này đã khiến cho nhiều lô hàng xuất khẩu hồ tiêu từ các quốc gia khác không được thông quan và bị kẹt tại Nepal và Ấn Độ, trong đó có 58 lô hàng từ Việt Nam. Điều khiến doanh nghiệp xuất khẩu đã khó nay càng khó khăn hơn.
Mới đây, Bộ Công Thương và Vật tư Nepal đã có văn bản yêu cầu Hải quan Nepal cho phép các công hàng đang bị mắc kẹt được tái xuất về nước theo mong muốn của các doanh nghiệp.