Cụ thể, hôm nay giá tiêu tại Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn đứng ở mức 57.000 đồng/kg, mức giá vẫn cao nhất trong khu vực trồng tiêu trọng điểm.
Tương tự, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa), Đắk Lắk (Ea H'leo), Bình Phước vẫn ổn định ở mức 56.000 đồng/kg.
Tại Gia Lai (Chư Sê), Đồng Nai giá tiêu không đổi và ở mức 55.000 đồng/kg.
Ảnh minh họa: internet
Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong 10 ngày giữa tháng 11, giá tiêu đen trong nước giảm 1,7 - 5,2% so với ngày 10/11, nhưng tăng từ 0,9 - 3,6% so với ngày 19/10.
Giá tiêu thế giới tăng mạnh
Hôm nay 1/12/2018 lúc 9h30 giờ Việt Nam, giá tiêu tại sàn Kochi (Ấn Độ) giao tháng 11 tăng 260 Rupi/tạ lên 39.850 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 12 tăng 86 Rupi/tạ lên mức 39.366 Rupi/tạ. Song song đó, giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Thái Lan, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 8 tháng năm 2018 đạt 56.255 tấn, trị giá 4,14 tỉ baht (tương đương 125,53 triệu USD), giảm 15,1% về lượng và giảm 14,3% về trị giá so với 8 tháng năm 2017.
Ấn Độ là nguồn cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho Thái Lan, đạt 38.889 tấn, trị giá 2,35 tỉ baht (tương đương 71,38 triệu USD) trong 8 tháng năm 2018, giảm 23,1% về lượng và giảm 21% về trị giá so với 8 tháng năm 2017.
Nhập khẩu hạt tiêu của Thái Lan từ Trung Quốc trong 8 tháng năm 2018 đạt 10.586 tấn, trị giá 955,9 triệu baht (tương đương 28,9 triệu USD), tăng 1,1% về lượng và tăng 11,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 3 cho Thái Lan. Trong 8 tháng năm 2018, lượng nhập khẩu hạt tiêu của Thái Lan từ Việt Nam tăng trưởng hai con số, tăng 12,9%, nhưng trị giá vẫn giảm 34,4% so với 8 tháng năm 2017.
Xét về cơ cấu nguồn cung, Việt Nam sẽ tiếp tục là nhà cung cấp hạt tiêu lớn thứ 3 cho Thái Lan trong thời gian tới.
Theo tính toán từ số liệu của Cơ quan Hải quan Thái Lan, trong 8 tháng đầu năm 2018, thị phần hạt tiêu của Việt Nam tại nước này chiếm 5,4% trong tổng lượng nhập khẩu.