Chờ...

Giá tiêu hôm nay 1/2/2021: Giá hạt tiêu cao nhất ở mức 53.000 đồng/kg

(VOH) - Giá tiêu trong nước ngày 1/2 đi ngang tại  hầu hết các các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm ở Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới giảm nhẹ.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 53.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  51.000 đồng/kg  tại Gia Lai, Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định ở  mức 51.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai đứng giá, dao động ở ngưỡng 51.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  đi ngang, dao động ở ngưỡng 53.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng đứng yên, dao động ở  ngưỡng 52.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  ổn định, dao động  ở  mức 51.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

51,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

51,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

51,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

53.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

52, 000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

51,000

0

 

Giá tiêu hôm nay 1/2/2021
Ảnh minh họa: internet

Nhu cầu tiêu thụ đang ở mức thấp do các nước bước vào kỳ nghỉ đón năm mới 2021 kéo theo giá tiêu tháng 12 giảm mạnh.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, cuối tháng 12, giá tiêu đen trong nước giảm so với cuối tháng 11/2020. Ngày 28/12, giá hạt tiêu đen giảm từ 2.000 - 4.000 đồng/kg (tương đương mức giảm từ 3,6 - 6,8%) so với ngày 30/11/2020.

Mức giảm thấp nhất 3,6% tại tỉnh Đồng Nai; mức giảm cao nhất 6,8% tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, xuống mức 53.000 – 54.500 đồng/kg. Giá hạt tiêu trắng giảm 6.000 đồng/kg, xuống mức 72.000 đồng/kg, nhưng tăng mạnh so với mức giá 63.000 đồng/kg cùng kỳ năm 2019.

Tại cảng khu vực TP HCM, ngày 30/12, giá hạt tiêu đen loại 500g/l và 550g/l xuất khẩu cùng tăng 50 USD/tấn (tăng 1,78%) so với ngày 30/11/2020, lên mức 2.855 USD/tấn và 2.936 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tăng 50 USD/tấn, lên mức 4.425 USD/tấn.

Mặc dù sản lượng tiêu được dự báo 25-30% so với năm 2020 xuống khoảng 168 - 180 nghìn tấn, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho rằng giá tiêu trong năm 2021 khó lòng tăng mạnh vì cung vẫn vượt cầu.

Giá hạt tiêu Việt Nam – nước sản xuất hạt tiêu lớn nhất thế giới – bước vào năm 2020 ở mức khoảng 36.000 – 39.000 đồng/kg, thấp hơn cả giá thành sản xuất. Tuy nhiên, vào giữa năm 2020, giá đã tăng vọt lên trên 60.000 đồng/kg do khách hàng quốc tế mua mạnh. Mặc dù mức giá cao đó không duy trì lâu, kết thúc năm 2020 giá tiêu trong nước chỉ còn khoảng 53.000 – 56.000 đồng/kg, song như vậy đã tăng khoảng 13.000 – 14.000 đồng/kg so với cuối năm 2019.

Tại Đắk Nông, nơi được xem là khu vực có diện tích tiêu lớn nhất cả nước cũng ghi nhận năng suất giảm 15 - 20%.

Với giá tiêu hiện nay khoảng 54.000 đồng/kg trong khi chi phí lao động dao động từ 200.000-230.000 đồng/công/ngày thì người nông dân trồng tiêu vẫn còn rất nhiều khó khăn..

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), sản lượng tiêu nước ta năm nay có thể giảm 25-30% so với năm 2020 xuống khoảng 168 - 180 nghìn tấn. Cụ thể, tại huyện Bù Đốp (Bình Phước) giảm mạnh khi số lượng vườn tiêu già chiếm phần lớn diện tích. Tại Đắk Nông, nơi được xem là khu vực có diện tích tiêu lớn nhất cả nước năng suất giảm 15 - 20%. Đặc biệt tại thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk), tỷ lệ tiêu chết không dưới 50%.

Sản lượng hạt tiêu năm 2020 của Việt Nam năm 2020 ước tính khoảng 240.000 – 260.000 tấn, giảm so với khoảng 300.000 tấn của những năm trước.

Trong bối cảnh đó, xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam năm 2020 tăng nhẹ so với năm 2019, do dịch COVI-19 ở Việt Nam được kiểm soát tốt nên hoạt động thương mại thuận lợi hơn những nước xuất khẩu tiêu khác.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, năm 2020, cả nước xuất khẩu 285.292 tấn hạt tiêu, trị giá 660,57 triệu USD, giá trung bình 2.315,4 USD/tấn, tăng 0,4% về lượng song giảm 7,5% về kim ngạch và giảm 7,8% về giá trung bình so với năm 2019.

Tuy nhiên, tín hiệu tích cực là xuất khẩu tiêu những tháng cuối năm có xu hướng tăng lên, cả về khối lượng lẫn trị giá. Cụ thể, xuất khẩu trong tháng 12/2020 đạt 20.742 tấn, tương đương 57,4 triệu USD, giá trung bình 2.503,9 USD/tấn, so cả về khối lượng và kim ngạch đều tăng so với vài tháng trước đó.

Giá tiêu thế giới giảm

Hôm nay 1/2/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) đi ngang ở mức 34.500 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 12/2020 giảm  50 Rupi/tạ, dao động ở ngưỡng 35.100 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

34500

0

0.00

0

34500

34500

34500

34500

12/2020

35050

-50

-0.14

0

35050

35050

35050

35100

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/2013

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Ở các nước sản xuất lớn khác, giá cũng có xu hướng tương tự. Tại Malaysia, giá tiêu năm qua tăng khoảng 25%, theo đó tiêu trắng Kuching loại 1 tăng từ 13.500 ringgit/tấn đầu năm 2020 lên 16.000 ringgit/tấn cuối năm 2020; trong khi đó giá tiêu đen tăng tương tự từ 7.500 ringgit lên 9.050 ringgit, theo số liệu của Hiệp hội hạt tiêu Malaysia. Mặc dù còn xa mức cao kỷ lục 50.000 ringgit/tấn tiêu trắng và 30.000 ringgit/tấn tiêu đen của năm 2016, nhưng mức tăng trong năm 2020 đã là thành công lớn của ngành tiêu sau 3 năm giảm liên tiếp trước đó.

Năm 2020, sản lượng hạt tiêu của các nước sản xuất chủ chốt trên thế giới nhìn chung giảm do giá thấp kéo dài trước đó khiến người trồng tiêu không mặn mà đầu tư cho loại cây này. Trong khi đó, một số nơi bị ảnh hưởng bởi thiên tai, như ở Việt Nam, cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa tiêu. Sản lượng tiêu của các nước năm 2020 giảm khoảng 15% đến 35%, nhiều hơn mức giảm tiêu thụ (giảm khoảng 5% đến 10%) do các biện pháp cách ly chống COVID-19.

Trong số những thị trường xuất khẩu giảm, đáng chú ý là xuất khẩu sang Ấn Độ chỉ đạt 12.345 tấn, kim ngạch 28,27 triệu USD, giảm lần lượt 39,2% và 42,7% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, nếu tình trạng giá thấp kéo dài trong vài năm tới thì sau khoảng 2-3 năm nữa, thị trường tiêu toàn cầu sẽ chuyển hướng từ dư cung sang thiếu cung. IPC ước tính nhu cầu tiêu hiện tại của thế giới ước tính vào khoảng 400.000 tấn/năm, còn nguồn cung khoảng 500.000 tấn/năm, tức là dư khoảng 100.000 tấn.