Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 54.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 52.000 đồng tại Đồng Nai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định ở mức 52.500đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đi ngang ở ngưỡng 54.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước không đổi, dao động trong khoảng 53.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai đứng giá, ổn định ở ngưỡng 52.000đồng/kg. Đây vẫn là mức giá thấp tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam.
Riêng giá tiêu tại Gia Lai tiếp tục giảm 500 đồng/kg, về mức 52.000 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
||
— Ea H'leo |
52,500 |
0 |
GIA LAI |
||
— Chư Sê |
52,000 |
-500 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa |
52,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
||
— Tiêu |
54.000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
||
— Tiêu |
53, 000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
||
— Tiêu |
52,000 |
0 |
Ảnh minh họa: internet
Ba yếu tố giúp giá tiêu tăng mạnh thời gian qua là nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng trở lại, doanh nghiệp khan hiếm hàng và người dân găm hàng chờ tăng giá. Tuy nhiên, đà tăng giá này chỉ là tạm thời do thị trường vẫn chịu áp lực dư cung.
Thời gian gần đây, giá tiêu liên tục tăng mạnh, chạm mức 50.000 đồng/kg. So với hồi đầu tháng, giá tiêu hiện tăng 20.500-21.000 đồng/kg lên 57.000 - 60.000 đồng/kg.
Trao đổi với người viết ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết có ba nguyên nhân chính dẫn đến giá tiêu tăng mạnh trong thời gian qua.
Đầu tiên, tại Trung Quốc lệnh giãn cách xã hội đã nới lỏng dần do đó nhu cầu hồ tiêu đang dần phục hồi trở lại.
Nguyên nhân thứ hai, thời điểm sau Tết, một số doanh nghiệp kí hợp đồng bán tiêu giao trong thời điểm tháng 5, do đó hiện tại nguồn cung bị thiếu tạm thời.
Theo Bộ Công Thương, nhu cầu thu mua hạt tiêu của các doanh nghiệp tăng mạnh, trong khi người dân hạn chế bán ra khiến giá hạt tiêu tăng. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới do lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc ổn định.
Cuối cùng, ông Hải cho biết người dân thấy giá tăng nên găm hàng và hạn chế bán ra để chờ giá tăng hơn nữa. Điều này khiến nguồn cung ở các doanh nghiệp vốn đã thấp nay còn khan hiếm hơn.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng nhận mạnh rằng đợt tăng giá này chỉ là tạm thời chứ không phải là biểu hiện của đợt phục hồi giá dài hạn do nguồn cung trên thế giới vẫn đang lớn hơn cầu.
Trên thực tế, giá tiêu thế giới vẫn đang trong xu hướng giảm. Theo Cục Xuất nhập khẩu ngày 18/5, tại cảng Kochi (Ấn Độ), giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 1,4% so với ngày 29/4, xuống còn 4.326 USD/tấn.
Tại cảng Hải Khẩu, Trung Quốc, ngày 17/5, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu đạt mức 4.415 USD/tấn, giảm 1,3% so với ngày 30/4.
“Trong khi nhu cầu hồ tiêu trên thế giới chỉ tăng trưởng 2,5%/năm thì tốc độ tăng trưởng nguồn cung lên tới 8%/năm”, ông Hải cho biết.
Theo Bộ Công Thương, năm 2019, sản lượng tiêu toàn cầu ước đạt 602.000 tấn trong khi nhu cầu chỉ khoảng 568.000 tấn.
Dự báo đến 2050, sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn và nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu thế giới cũng tăng lên, nhưng chưa cân đối với nguồn cung.
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng bởi giá tiêu thấp, nhiều hộ dân đã thay thế loại cây này bằng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Bơn cạnh đó, dịch bệnh trên cây tiêu cũng ảnh hưởng đến diện tích trồng.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sản lượng hồ tiêu của Việt Nam chiếm tới khoảng một nửa sản lượng tiêu của toàn cầu.
Tính đến cuối tháng 4, vụ thu hoạch hạt tiêu năm 2020 của Việt Nam đã đạt trên 50% với sản lượng ước đạt 250.000 tấn, tồn kho năm 2019 chuyển sang khoảng 90.000 tấn, do đó nguồn cung năm 2020 ước đạt khoảng 350.000 tấn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết 95% hạt tiêu của Việt Nam dùng cho xuất khẩu còn lại 5% tiêu thụ ở nội địa.
Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm hồ tiêu chế biến chưa hợp lý, tiêu trắng (tiêu sọ) có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm 10 – 15% tổng sản lượng.
Hồ tiêu Việt Nam chủ yếu vẫn xuất thô, luôn cạnh tranh bằng giá ở phân khúc thấp. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành hàng hạt tiêu có 18 nhà máy chế biến quy mô công nghiệp, tổng công suất khoảng 70.000 – 80.000 tấn/năm.
Trong đó có 14 nhà máy có công nghệ khá hiện đại, có sản phẩm chế biến đạt các tiêu chuẩn quốc tế: ESA, ASTA… Tỉ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân là 56,4%. Chế biến công nghiệp chiếm khoảng 65% sản lượng.
Giải pháp dài hơi cho vấn đề này là phải quy hoạch lại vùng sản xuất, sau đó đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuẩn hóa quy trình canh tác, liên kết sản xuất hồ tiêu theo hướng nông nghiệp sạch. Đây là hướng đi tất yếu để phát triển cây tiêu bền vững.
Ông Nguyễn Tấn Hiên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), Phó Tổng giám đốc Công ty CP Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Trân Châu cho biết, câu chuyện hồ tiêu tăng giá xảy ra vào ngày 27/5 và đến sáng ngày 29/5 đã kết thúc.
Trước đó, giá tiêu từ 38.000 đồng/kg nhích dần lên 42.500 đồng/kg thì dừng lại, nhưng sau đó lại tăng tiếp lên 48.000 – 49.000 đồng/kg. Đến giá này thị trường bắt đầu loạn lên với đủ các tin đồn, nhiều thương lái lớn ở vùng nguyên liệu tung tin “bên xuất khẩu đang cần hàng, giá tiêu sẽ còn lên tới mức 70.000 -80000 đồng/kg, mọi người nên giữ hàng lại chờ giá tăng thêm nữa”.
Nguyên nhân, vào ngày 26/5, Công ty Sơn Hà (phía Bắc) nâng giá mua tiêu lên 53.000 – 55.000 đồng/kg nhưng mua với số lượng không đáng kể. Qua ngày 27/5, giá tiêu nhảy vọt lên 59.000 – 60.000 đồng/kg, có một số thương lái và đại lý ở Đồng Nai, Bình Thuận, Đăk Lăk mua trữ với giá 60.000 – 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu thế giới ổn định
Hôm nay 12/6/2020 lúc 9h30, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) đi ngang ở mức 33.600 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 6/2020 cũng ổn định trong mức 33.100 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
GIAO NGAY |
33600 |
0 |
0.00 |
0 |
33600 |
33600 |
33600 |
33600 |
6/2020 |
33100 |
0 |
0.00 |
0 |
33100 |
33100 |
33100 |
33100 |
Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
09/2013 |
6500 |
0 |
0 |
6500 |
6500 |
6500 |
6462 |
Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 5 năm 2020 ước đạt 29 nghìn tấn, với giá trị đạt 58 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu tiêu 5 tháng đầu năm 2020 đạt 146 nghìn tấn và 307 triệu USD, tương đương về khối lượng nhưng giảm 18,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân 4 tháng năm 2020 đạt 2.130 USD/tấn, giảm 18,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Sau quyết định kết thúc giãn cách xã hội hôm ngày 8/6 của một số thị trường chính ở phía Bắc, nhu cầu hạt tiêu tại thị trường nội địa Ấn Độ tăng mạnh trở lại, ghi nhận mức tăng lên đến 10 Rupi/kg.
Thị trường đã tăng giá tiêu xô thêm 10 Rupi/kg ngay trước khi mở cửa. Theo ông Kishore Shamji của công ty Kishor Spices cho biết.
Thị trường đang thể hiện sự quan tâm khi lượng tồn kho thiếu hụt trong thời gian cách ly. Chính xu hướng này sẽ giữ giá tiêu vững chắc tại vùng nguyên liệu.
Do lợi nhuận tăng khá, các đại lý lớn và thương buôn đường dài nhận định khả năng giá sẽ tăng lên nữa.
Tuy nhiên, các thương nhân địa phương cho rằng không loại trừ khả năng các đại lý lớn ở bang Kerala và Tamil Nadu gần đây đã ký hợp đồng nhập khẩu hạt tiêu từ Sri Lanka theo SAFTA, đã cùng nhau đẩy giá tiêu tăng, ông Shamji nói thêm.
Được biết, Chính phủ đã cho nhập thêm 500 tấn tiêu xô từ Sri Lanka theo mức thuế ưu đãi 8%, nên họ đã cố giữ giá tiêu ở mức cao để dễ dàng giải phóng lượng hàng nhập khẩu khi về đến nơi.