Giá tiêu hôm nay 13/12/2019: Thị trường giao dịch chậm, giá không đổi

(VOH) - Giá tiêu ngày 13/12 đi ngang tại hầu hết cá địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới hôm nay trái chiều.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 42.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 40.000 đồng tại Đồng Nai và  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Bình Phước ổn định, dao động trong ngưỡng 41.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  đi ngang ở  ngưỡng 42.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), không đổi, dao động ở mức 41.000đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai và Đồng Nai đi ngang  ở mức 40.000đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất trong vùng trồng tiêu trọng điểm.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

— Ea H'leo

41,000

0

GIA LAI

— Chư Sê

40,000

0

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa

41,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

— Tiêu

42,500

0

BÌNH PHƯỚC

— Tiêu

41, 500

0

ĐỒNG NAI

— Tiêu

40,000

0

Giá tiêu hôm nay 13/12/2019

Ảnh minh họa: internet

Theo báo cáo của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 11/2019 đạt 7.903 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 18,36 triệu USD, giảm 25% về lượng và giảm 0,94% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 2.323 USD/tấn, giảm 3,77% so với giá xuất khẩu bình quân tháng 10/2019.

Lũy kế 10,5 tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã xuất khẩu đạt 258.133 tấn tiêu các loại. 

Sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2018 đạt 557.000 tấn và dự kiến đạt 602.000 tấn năm 2019. Dự báo đến 2050, sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn và nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu thế giới cũng tăng lên, nhưng chưa cân đối với nguồn cung. Do vậy, giá tiêu có thể vẫn còn bấp bênh trong một thời gian nữa.

Hiện nay Việt Nam có khoảng 200 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hồ tiêu; có 60 doanh nghiệp chế biến và trực tiếp xuất khẩu, trong đó 18 doanh nghiệp chế biến lớn với công suất khoảng 80.000 tấn/năm, 14 nhà máy có hệ thống xử lý hồ tiêu qua hơi nước với công nghệ tương đối hiện đại, đạt tiêu chuẩn ASTA, ESA, JSSA.

Về vấn đề khủng hoảng thừa hạt tiêu trong những năm gần đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết sản lượng hạt tiêu của Việt Nam chiếm tới 60% tổng sản lượng tiêu trên toàn thế giới.

Để phát triển lợi thế cây tiêu, Việt Nam chỉ sản xuất ở mức độ nào đó thôi. Quy hoạch chỉ 50.000 ha, trong khi diện tích thực tế diện tích gấp 3 lần quy hoạch lên 150.000 ha. Do đó, những diện tích không hiệu quả cần phải chuyển sang cây khác.

Bộ NN&PTNT cũng đã kêu gọi doanh nghiệp liên kết với nông dân để chế biến sâu sản phẩm tiêu với 10 mặt hàng khác nhau, trong đó có dầu hạt tiêu.

Bên cạnh đó, với Hiệp định EVFTA các nước EU cam kết xóa bỏ thuế quan đối với sản phẩm hạt tiêu (mã HS 0904) ngay khi hiệp định có hiệu lực. Đây sẽ là đòn bẩy tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào các nước EU, đặc biệt là đối với các sản phẩm chế biến trước đây có mức thuế từ 5 - 9%.

Giá tiêu thế giới trái chiều

Hôm nay 13/12/2019 lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ)  tăng 50 Rupi/tạ, tương đương 0,14%, lên mức 35.835Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 12/2019 giảm 140 Rupi/tạ, tương đương 0,40%, về mức 35.220 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

35835

+50

0.14

0

36115

35835

36115

35785

12/19

35220

-140

-0.40

0

35360

35220

35360

35360

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/19

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Theo The Hindu Business Line, ông Piyush Goyal, Bộ trưởng Bộ Công Thương Ấn Độ cho biết giá tiêu đen Ấn Độ đã giảm trong 3 năm qua chủ yếu do giá quốc tế giảm, sản lượng và nguồn cung tiêu cao trên thị trường quốc tế, và cũng do nhập khẩu tiêu từ các nước khác vào Ấn Độ tăng.

Báo cáo của Bộ trưởng cho thấy giá hạt tiêu đen nội địa trung bình đạt 694,77 rupee/kg trong niên vụ 2016 - 2017; 473,73 rupee/kg trong niên vụ 2017 - 18 và ở mức giá 378,21 ruppee/kg trong niên vụ 2018 - 2019 ở Kochi.

Đề cập đến dữ liệu của Cộng đồng hồ tiêu quốc tế, ông Goyal cho biết nhu cầu về hạt tiêu đen ở thị trường nội địa đã tăng lên trong 3 năm qua. Tiêu thụ trong nước đứng ở mức 55.000 tấn trong năm 2017, 56.000 tấn trong năm 2018 và ước tính đạt 57.000 tấn trong năm 2019.

Sản xuất hạt tiêu đen ở Ấn Độ đứng ở mức 62.080 tấn trong giai đoạn 2016 - 2017 và 71.488 tấn trong niên vụ 2017 - 2018 và 62.425 tấn trong niên vụ 2018 - 2019, ông Goyal cho biết thêm.

Trong khi đó, thương mại hạt tiêu tại Kochi, thị trường giao dịch hồ tiêu chính của Ấn Độ tiếp tục diễn ra trong sự trầm lắng.

Nguyên nhân trầm lắng chủ yếu là do giá cả chưa có sự đồng thuận, giữa hai bên mua và bên bán vẫn còn khoảng cách giá khá xa.

Hạt tiêu của huyện Wayanad, bang Kerala được chào mua 330 Rupi/kg trong khi nông dân chỉ muốn bán với giá 335 Rupi/kg. Tương tự với hạt tiêu Idukki, giá chào mua 335 Rupi/kg nhưng người bán muốn 340 Rupi/kg. Do đó, thị trường ghi nhận không có nhiều số lượng hạt tiêu được giao dịch.

Ông Kishore Shamji, chủ công ty Kishor Spices, có trụ sở ở Kochi cho biết, lượng hạt tiêu nhập khẩu từ Sri Lanka với giá nhập khẩu tối thiểu (MIP) 500 Rupi/ kg vẫn không hề suy giảm mặc dù đã có một số ý kiến phản đối. Điều này đã gây ra mối lo ngại trong cộng đồng nông nghiệp.

Giá tiêu hôm nay 12/12/2019: Giá trong nước đứng yên, giá thế giới tăng hơn 1%- Giá tiêu ngày 12/12 đi ngang tại hầu hết cá địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới hôm nay tăng hơn 1%.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 13/12/2019: USD quay đầu bật tăng – Vừa giảm ngày hôm trước sau tuyên bố của Fed USD đã bật tăng trở lại khi đón nhận thông tin mới về quan hệ Mỹ - Trung.