Chờ...

Giá tiêu hôm nay 13/3/2023: Xu hướng đi ngang kéo dài khiến người nông dân kém vui.

(VOH)-Giá tiêu ngày 13/3 trong nước liên tiếp không có biến động mới. Đồng USD vẫn là nhân tố ảnh hưởng mạnh tới giá tiêu xuất khẩu của các nước.

Giá tiêu hôm nay 13/3 tại thị trường trong nước tiếp tục chững lại và đi ngang tại các vùng trồng trọng điểm.

Giá tiêu trong nước cao nhất ở ngưỡng 66.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 63.500 đồng/kg tại Gia Lai.

Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) dao động trong  mức 64.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai dao động ở ngưỡng 63.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 66.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 65.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 64.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

64.500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

63.500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

64.500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

66.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

65.500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

64.000

0

 

Giá tiêu hôm nay 13/3/2023: Xu hướng đi ngang kéo dài khiến người nông dân kém vui. 1

Ảnh minh họa: Internet

Ở trong nước, nhiều địa phương tiếp tục vào giai đoạn cuối vụ thu hoạch năm nay. Hàng vụ mới bắt đầu ra thị trường nhiều hơn.

Phản ánh của nông dân, năm nay sản lượng vụ mới hầu hết giảm tại các địa phương, trừ những vùng đầu tư chăm bón, sản xuất hữu cơ và liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã. Ngay cả với những vườn tiêu năng suất cao hơn năm trước, người nông dân vẫn kém vui.

Đơn cử, trường hợp gia đình chị Hạnh, ở xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) như phản ánh của Truyền hình Quốc hội.

Gia đình có 6 sào trồng hồ tiêu, năm nay thu hoạch được khoảng 3 tấn tiêu, cao hơn năm ngoái khoảng 1 tấn. Hiện với giá hồ tiêu đầu mùa 64.000 - 67.000 đồng/kg, nhà chị Hạnh cũng không thu lợi nhuận nhiều vì nhân công tăng cao.

Hồ tiêu là một trong những cây trồng thế mạnh của huyện Cư Kuin với khoảng 4.700ha. Năng suất bình quân của địa phương đạt khoảng 3,2 tấn/ha.

Vụ tiêu năm nay năng suất tăng. Đa số bà con phấn khởi vì hồ tiêu được mùa nhưng giá chưa cao cộng thêm chi phí phân bón, đầu tư tăng, nhân công cao và khan hiếm.

Hiện người dân đang huy động nhân công trong gia đình và đổi công để thu hoạch. Nông dân kỳ vọng giá tiêu tăng cao thì mới có lợi nhuận để tái đầu tư vụ mùa tới.

Ông Nguyễn Quang Bình nhìn nhận, nhìn con số xuất khẩu qua các năm, đủ để thấy rằng sản lượng hồ tiêu Việt Nam đang giảm từ từ do giá hồ tiêu trong nước không còn hấp dẫn.

Giả sử nếu giá từ 90-100 triệu đồng/tấn, còn có thể kỳ vọng diện tích hồ tiêu tăng do mặt bằng giá hấp dẫn hơn so với các nông sản khác.

Nhưng khi giá hồ tiêu trở về mức hiện nay, diện tích trồng không những không tăng mà còn giảm thêm do nhà vườn tìm cách tối ưu hóa thu nhập cho gia đình bằng cách phá bỏ hồ tiêu hay trồng xen sầu riêng, chanh dâY vừa bán chạy vừa có giá.

Thị phần hồ tiêu trên thế giới của Việt Nam sẽ giảm dần so với mức 55% hiện nay.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 13/3, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.474, giảm 0,17% USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.000 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok 5.980 USD/tấn, giảm 0,2%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.325 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550g/l mức 3.375 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 4.880 USD/tấn.

Đồng USD vẫn là nhân tố ảnh hưởng mạnh tới giá tiêu xuất khẩu của các nước. Tuần trước giá tiêu xuất khẩu Ấn Độ tăng nhờ vào việc đồng Rupee mạnh lên so với USD.

Sáng ngày 13/3, chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 104,64, tăng 0,11% trong tuần qua.

Nhập khẩu  hồ tiêu của Mỹ năm 2022 đạt 87.619 tấn, giảm 8,7% so mức kỷ lục 94.174 tấn của năm 2021 và đánh dấu sự sụt giảm lần đầu tiên sau ba năm tăng trưởng liên tiếp.

Do giá tiêu cao hơn năm 2021 nên giá trị nhập khẩu đã tăng 22,1% lên 440,2 triệu USD.

Năm 2022, nhìn chung lượng tiêu nhập khẩu của Mỹ từ các nhà cung cấp chính như Brazil, Ấn Độ và Indonesia đều giảm so với năm trước, với mức giảm lần lượt là 43,3%, 29,6% và 0,9%.

Riêng nhập khẩu từ Việt Nam, nguồn cung cấp tiêu lớn nhất cho thị trường này ghi nhận tăng trưởng nhẹ 1,8% so với năm 2021 lên 64.685 tấn, đánh dấu đà tăng trưởng trong năm thứ 7 liên tiếp.

Thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu tiêu của Mỹ theo đó cũng tăng lên 73,8% so với 67,5% của năm trước đó.

Giá tiêu cao hơn trong khi nhu cầu tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi lạm phát  được cho là những nguyên nhân chính khiến nhập khẩu tiêu của Mỹ giảm sút trong năm 2022.