Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Giá tiêu hôm nay 13/5/2023: Thị trường trầm lắng

VOH - Giá tiêu ngày 13/5 trong nước giảm 1.000 đồng/kg, tăng nhẹ ở Indonesia nhưng giữ nguyên tại các quốc gia khác.

Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 75.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 72.000 đồng/kg tại Gia Lai.

Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong mức 73.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 72.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 75.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 75.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 73.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

73.000

-1.000

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

72.000

-1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

73.000

-1.000

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

75.500

-1.000

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

75.000

-1.000

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

73.000

-1.000

Giá tiêu hôm nay 13/5/2023: Thị trường trầm lắng 1
Ảnh minh họa: Internet

Giá tiêu tại thị trường trong nước tiếp tục xu hướng giảm, đã dứt đà tăng. Sau 3 phiên tăng liên tiếp, giá tiêu hôm nay giảm phiên thứ 2 liên tiếp trong tuần.

Báo cáo tháng 4/2023 của Nedspice Group, thị trường hồ tiêu Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới hầu như không có diện tích trồng mới nào trong những năm gần đây.

Nguyên nhân đến từ việc nông dân đang chuyển hướng sang các loại cây trồng khác cho thu nhập tốt hơn. Điều đó khiến cho sản xuất hồ tiêu toàn cầu tiếp tục thấp hơn nhu cầu, tồn kho tại các nước xuất khẩu trong điểm cũng giảm theo.

Số liệu thống kê cho thấy, trong tháng 4, Trung Quốc nhập khẩu 10.000 tấn tiêu từ Việt Nam, như vậy 4 tháng đầu năm Trung Quốc đã nhập khẩu 36.000 tấn, tăng 14 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Lượng tiêu Việt Nam nhập từ nước ngoài đạt đã nhập khẩu 2.370 tấn, giảm mạnh 36% do nguồn cung khan hiếm bởi việc ảnh hưởng nặng nề từ El Nino. Tiêu Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh đến 40% về lượng, trong khi nhập khẩu giảm mạnh 36% về lượng.

Những thống kê trên cũng cho thấy lượng hồ tiêu về Việt Nam giảm mạnh, phản ánh nguồn cung thị trường không còn dồi dào và nhu cầu tăng mua trên toàn cầu.

Trong khi xuất khẩu tăng rất mạnh thì lượng tiêu nhập khẩu lại giảm khiến cho lượng hàng không đủ cung cấp cho xuất khẩu. Bắt buộc doanh nghiệp phải tăng giá mua trong nước để có đủ lượng hàng cho xuất khẩu. Điển hình là cuối tháng 4 đầu tháng 5 giá tiêu liên tục tăng mạnh.

Với thời tiết El Nino như hiện nay thì sang năm nhiều khả năng tiêu sẽ mất mùa và vụ thu hoạch cũng trễ đi 2-3 tháng. Trong hiện tại các công ty xuất khẩu phải cân đối mua hàng cho đủ xuất khẩu tránh tình trạng đến hạn giao hàng mà trong kho trống rỗng thì giá nào cũng phải mua.

Giá tiêu thế giới 

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 13/5, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.565 USD/tấn, giảm 0,2%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 2.950 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok 6.043 USD/tấn, giảm 0,22%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.000 USD/tấn.

Thị trường tiêu thế giới quay đầu giảm ở Indonesia nhưng duy trì ổn định tại các quốc gia khác.

Nhận định về thị trường tuần qua, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế cho hay có triển vọng khá tích cực, và không có thị trường nào báo cáo giảm. Giá hạt tiêu Ấn Độ được báo cáo ổn định trong tuần này. Giá tiêu đen Indonesia được báo cáo với xu hướng tăng trong tuần này. Trong khi đó, giá tiêu trắng Indonesia ổn định.

Giá tiêu Indonesia ổn định, biến động nhẹ thời gian qua do ảnh hưởng của Việt Nam và Brazil. Dự kiến ​​sản lượng giảm, cùng với việc đồng Rupiah của Indonesia liên tục tăng giá so với USD giúp giá tiêu của quốc gia này tăng trong tương lai.

Tại Indonesia, người nông dân ở quốc gia này đang chuyển sang trồng cọ, cao su và cà phê. Điều này dẫn đến sản lượng hồ tiêu của họ giảm và ước tính vụ mùa tại Bangka và Lampung có thể giảm 10 - 15%/năm.

Bình luận