Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 43.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 40.000 đồng tại Gia Lai
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg lên mức 41.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng tăng 500 đồng/kg lên ngưỡng 42.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500 đồng/kg lên mức 42.000 đồng/kg.
Riêng, giá tiêu tại Đồng Nai tăng 1.000 đồng/kg lên ngưỡng 41.000đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia La tăng 300 đồng/kg, lên mức 40.000 đồng/kg. Đây vẫn là mức giá thấp nhất tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
||
— Ea H'leo |
41,500 |
+500 |
GIA LAI |
||
— Chư Sê |
40,000 |
+300 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa |
41,500 |
+500 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
||
— Tiêu |
43.000 |
+500 |
BÌNH PHƯỚC |
||
— Tiêu |
42, 000 |
+500 |
ĐỒNG NAI |
||
— Tiêu |
41,000 |
+1.000 |
Ảnh minh họa: internet
Trong thời gian tới, thị trường hồ tiêu toàn cầu được dự báo sẽ còn khó khăn do vẫn chịu tác động kép từ áp lực dư cung và ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân 3 tháng năm 2020 đạt 2.185 USD/tấn, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm 2019.
4 tháng đầu năm nay, theo Bộ NN&PTTN, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 117nghìn tấn và 249 triệu USD, tăng 8,3% về khối lượng nhưng giảm 12% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
5 thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm lần lượt là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Myanma, Pakistan và Đức với 39,2% thị phần.
Trên thị trường thế giới, giá tiêu trong tháng 4 biến động không đồng nhất giữa các thị trường.
Giá tiêu đen giao tại cảng của Brazil và Malaysia đều giữ ổn định, trong khi giá tại Ấn Độ có xu hướng giảm. Ngược lại, giá tiêu của Việt Nam và Indonesia lại có xu hướng tăng.
Cụ thể, giá tiêu tại cảng Brazil giữ ở mức 2.000 USD/tấn, tại Kuching (Malaysia) giữ mức 3.685 USD/tấn. Trong khi đó, giá tiêu tại cảng Kochi (Ấn Độ) giảm từ mức 4.484 USD/tấn xuống còn 4.387 USD/tấn.
Tại cảng HCM của Việt Nam, giá tiêu đen trung bình tăng từ 1.995 USD/tấn lên 2.145 USD/tấn và giá tiêu đen tại cảng Lampung (Indonesia) đã tăng từ 1.813 USD/tấn lên 1.995 USD/tấn.
Giá tiêu Ấn Đ ở mức thấp do sản lượng năm 2020 cao hơn nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi tại Kerala - một trong những vùng trồng tiêu chính của Ấn Độ.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) dự báo, trong thời gian tới, thị trường hồ tiêu toàn cầu sẽ còn khó khăn do vẫn chịu tác động kép từ áp lực dư cung và ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19.
Nguồn cung hồ tiêu đang tiếp tục được bổ sung khi Việt Nam đang trong vụ thu hoạch và đã thu hoạch được trên 50%.
Năm 2020, nguồn cung hồ tiêu của Việt Nam dự kiến sẽ đạt khoảng 350.000 tấn hồ tiêu, trong đó có khoảng 90.000 tấn là tồn kho năm 2019 chuyển sang.
Ngoài ra, nhu cầu hồ tiêu tại nhiều thị trường vẫn còn yếu do tác động từ việc giãn cách xã hội và tạm dừng hoạt động các dịch vụ kinh doanh ăn uống để ngăn chặn dịch Covid-19, đặc biệt là tại Mỹ và EU – 2 thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất thế giới.
Giá tiêu thế giới giảm
Hôm nay 14/5/2020 lúc 9h30, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 200Rupi/tạ, tương đương 0,60%, về mức 32.900 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 4/2020 không đổi, ở mức 32.530 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
GIAO NGAY |
32900 |
-200 |
-0.60 |
0 |
33100 |
32900 |
33100 |
33100 |
5/2020 |
32530 |
0 |
0.00 |
0 |
32530 |
32530 |
32530 |
32530 |
Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
09/2013 |
6500 |
0 |
0 |
6500 |
6500 |
6500 |
6462 |
Tính toán từ số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC) cho biết nhập khẩu hạt tiêu của Hà Lan trong tháng 1/2020 đạt 919 tấn, trị giá 3,51 triệu USD, giảm 13,6% về lượng và giảm 21,5% về trị giá so với tháng 1/2019.
Giá nhập khẩu hạt tiêu của Hà Lan trong thời điểm này đạt 3.820 USD/tấn, giảm 9,1% so với tháng 1/2019, Bộ Công Thương cho biết.
Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Hà Lan từ Việt Nam đạt 3.217 USD/tấn, giảm 24,3%; Brazil đạt 2.485 USD/tấn, giảm 5,7%; Indonesia đạt mức 3.835 USD/tấn, giảm 23,9%.
Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Hà Lan từ một số nguồn cung đạt mức cao và tăng so với cùng kì năm 2019, như: Đức đạt 9.350 USD/tấn, tăng 52,6%; Sri Lanka tăng 5,1%, lên mức 9.082 USD/tấn; Ấn Độ tăng 20,8%, lên mức 8.250 USD/tấn.