Thị trường hạt tiêu hôm nay tại các vùng nguyên liệu tăng thêm 500 đồng lên ở 44.000 – 46.500 đồng/kg. Mức giá cao nhất 46.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 44.000 đồng tại Đồng Nai và Gia Lai ở 45.000 đồng/kg và 45.500 đồng/kg là mức giá ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang ở mức 46.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500 đồng/kg lên ngưỡng 46.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa), Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg lên ngưỡng 45.500 đồng/kg.
Trong khi đó, giá tiêu tại Gia Lai ổn định ở mức 45.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai cũng đứng giá là 44.000 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
||
— Ea H'leo |
45,500 |
+500 |
GIA LAI |
||
— Chư Sê |
45,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa |
45,500 |
+500 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
||
— Tiêu |
46,500 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
||
— Tiêu |
46,000 |
+500 |
ĐỒNG NAI |
||
— Tiêu |
44,000 |
0 |
Ảnh minh họa: internet
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết năm 2018, diện tích hạt tiêu toàn vùng Tây Nguyên là hơn 89.000 ha, thấp hơn năm 2017 khoảng 3.000 ha. Trong đó hạt tiêu tập trung chủ yếu ở tỉnh Gia Lai gần 16.300 ha, Đắk Nông hơn 34.000 ha và Đắk Lắk hơn 36.600 ha.
Năm 2019, diện tích tiêu bắt đầu giảm và Việt Nam đang tập trung nâng cao chất lượng hơn là số lượng, trong nông dân đang có trào lưu giảm sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học, tăng sử dụng các chế phẩm sinh học, và cố gắng phát triển các trang trại tiêu hữu cơ có chứng nhận an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Mỹ luôn thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại hạt tiêu của Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm nay đạt 7.908 tấn, tương đương 23,2 triệu USD, chiếm 22% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước, tăng rất mạnh 44,6% về lượng nhưng kim ngạch lại giảm 2,7% so với cùng kỳ, giá cũng giảm 32,7%, đạt 2.934 USD/tấn.
Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong quý I/2019 đạt 56.738 tấn, trị giá 150,74 triệu USD, tăng 6% về lượng, nhưng giảm 1,5% về trị giá so với quý I/2018. Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Hoa Kỳ quý I/2019 đạt mức 2.657 USD/tấn, giảm 7,1% so với quý I/2018.
Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Hoa Kỳ từ một số nguồn cung tăng so với cùng kỳ năm ngoái, gồm Mê-hi-cô tăng 22,4%, lên mức 1.389 USD/tấn; Trung Quốc tăng 3,3%, lên mức 3.012 USD/tấn; Ấn Độ tăng 5,0%, lên mức 2.856 USD/tấn; Tây Ban Nha tăng 5,5%, lên mức 3.474 USD/tấn.
Ở chiều ngược lại, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Hoa Kỳ từ các thị trường giảm, gồm Việt Nam giảm 31,6%, xuống còn 3.231 USD/tấn; Brazil giảm 41,8%, xuống còn 2.251 USD/tấn; Pê-ru giảm 10,2%, xuống còn 2.935 USD/tấn; In-đô-nê-xi-a giảm 40,3%, xuống còn 3.645 USD/tấn
Trung Quốc, nhà nhập khẩu hạt tiêu
Trung Quốc là quốc gia trồng hồ tiêu có sản lượng hàng năm đáng kể, chủ yếu được trồng ở đảo Hải Nam, một tỉnh phía cực nam. Tuy nhiên, hàng năm Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu một lượng hạt tiêu rất đáng kể để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của hơn 1,4 tỷ dân trong nước.
Được biết đến như là nhà sản xuất tiêu trắng, không chỉ dành để tiêu thụ nội địa, Trung Quốc còn trở thành nhà xuất khẩu tiêu trắng cho thị trường tiêu dùng toàn cầu. Tuy vậy, khối lượng hạt tiêu nhập khẩu vẫn nhiều hơn khối lượng hạt tiêu xuất khẩu.
– Năm 2016, Trung Quốc nhập khẩu tổng cộng 4.488 tấn tiêu các loại, bao gồm 4.021 tấn tiêu hạt và 467 tấn tiêu xay, với tổng kim ngạch nhập khẩu trị giá 44,85 triệu USD. Giá nhập khẩu bình quân 9.932 USD/tấn tiêu hạt và 10.518 USD/tấn tiêu xay.
– Năm 2017, báo cáo cho thấy Trung Quốc nhập khẩu hạt tiêu các loại giảm 14% so với năm trước. Do đó, dữ liệu ghi lại tổng cộng 3.850 tấn, bao gồm 3.212 tấn tiêu hạt và 638 tấn tiêu xay, với tổng kim ngạch nhập khẩu trị giá 25,79 triệu USD. Tuy khối lượng giảm nhưng giá trị kim ngạch còn giảm lớn hơn, cho thấy Trung Quốc đã chi ít hơn 42% trong việc mua hạt tiêu. Giá nhập khẩu bình quân giảm xuống 6.459 USD/tấn tiêu hạt và 7.901 USD/tấn tiêu xay.
-Năm 2018, Trung Quốc được báo cáo đã tăng cường nhập khẩu hạt tiêu với khối lượng tăng đột biến lên hơn 2.000 tấn tiêu các loại, tăng hơn 53% so với năm 2017. Ghi nhận Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 5.872 tấn tiêu các loại, trong đó có 5.270 tấn tiêu hạt. Tương ứng, Trung Quốc đã chi tổng cộng 27,47 triệu USD cho việc nhập khẩu hồ tiêu, ghi nhận mức tăng 7% về giá trị so với năm trước. Giá nhập khẩu bình quân tiếp tục giảm xuống 4.413 USD/tấn tiêu hạt và 7.004 USD/tấn tiêu xay.
Theo IPC, Trung Quốc nhập khẩu hồ tiêu năm 2018 chủ yếu từ các nước sản xuất hồ tiêu hàng đầu. Dữ liệu thống kê cho thấy, 10 nhà xuất khẩu hạt tiêu lớn sang Trung Quốc là Malaysia với 2.684 tấn, chiếm 46% khối lượng tiêu nhập khẩu. Tiếp theo là Indonesia với 1.077 tấn, Việt Nam 830 tấn, Brasil 582 tấn, Ấn Độ 215 tấn, Sri Lanka 158 tấn, Hồng Kông 123 tấn, Singapore 41tấn, Ý 36 tấn và Mỹ 34 tấn.
Được biết, phần lớn hạt tiêu Việt Nam xuất sang Trung Quốc bằng đường biên mậu, nên thường không được ngành Hải Quan báo cáo, theo dõi.
Giá tiêu thế giới gỉam gần 1%
Hôm nay 14/6/2019 lúc 10h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) quay đầu giảm 260 Rupi/tạ, tương đương 0,71%, về mức 36.300 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 5/2019 lại giảm 50Rupi/tạ , tương đương 0,14%, về mức 36.925 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn không đổi, ở mức 6.500 USD/tấn.
Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
GIAO NGAY |
36300 |
-260 |
-0.71 |
0 |
36300 |
36300 |
36300 |
36560 |
05/19 |
36925 |
-50 |
-0.14 |
0 |
36975 |
36925 |
36975 |
36975 |
Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
09/19 |
6500 |
0 |
0 |
6500 |
6500 |
6500 |
6462 |