Giá tiêu hôm nay 17/08/2020: Tăng 500 đồng/kg tại Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai

(VOH) - Giá tiêu trong nước ngày 17/08 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới tiêp tục tăng mạnh.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 49.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  47.000 đồng/kg  tại  Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg lên  mức 48.500 đồng/kg.

Riêng giá tiêu tại Gia Lai cũng tăng 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 48.000đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước  cũng đứng yên, dao động trong ngưỡng 48.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định, dao động ở ngưỡng 49.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai đứng yên ở ngưỡng 47.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

— Ea H'leo

48,500

+500

GIA LAI

— Chư Sê

48,000

+500

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa

48,000

+500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

— Tiêu

49.500

0

BÌNH PHƯỚC

— Tiêu

48, 500

0

ĐỒNG NAI

— Tiêu

47,000

0

Giá tiêu hôm nay 17/08/2020
A caption goes here...

Ảnh minh họa: internet

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản dự báo giá tiêu giảm trong ngắn hạn do thương mại hồ tiêu toàn cầu đang bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 năm 2020 ước đạt 20 nghìn tấn với giá trị đạt 49 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2020 đạt 187 nghìn tấn và 405 triệu USD, giảm 6,5% về khối lượng và giảm 20,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân 6 tháng năm 2020 đạt 2.134 USD/tấn, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong nửa đầu năm 2020, xuất khẩu tiêu sang hầu hết các thị trường lớn đều giảm cả về khối lượng và giá trị do chịu tác động kép từ đại dịch COVID-19 và dư cung.

Trong 5 thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam, bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Đức, Pakistan và Hà Lan với 37,9% thị phần, chỉ có thị trường Mỹ có khối lượng xuất khẩu tăng.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang Mỹ đạt 28,7 nghìn tấn, tương đương 71,4 triệu USD, tăng 3,7% về khối lượng nhưng giảm 7,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Việt Nam tiếp tục là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất của Mỹ, hiện chiếm tới 67% tổng lượng nhập khẩu tiêu của thị trường này. Thị phần của Việt Nam đã tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm 20191.

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu đen trong tháng 6/2020 đạt 14,8 nghìn tấn, trị giá 31,31 triệu USD, giảm 40,5% về lượng và giảm 45,5% về trị giá so với tháng 6/2019.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hạt tiêu đen đạt 133,5 nghìn tấn, trị giá 259,6 triệu USD, giảm 7,6% về lượng và giảm 24,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, xuất khẩu hạt tiêu đen sang nhiều thị trường chính giảm, như: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất. Ngược lại, xuất khẩu hạt tiêu đen sang Mỹ, Ai Cập, Philippines tăng.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, Trong quý II, thị trường Trung Quốc bắt đầu hoạt động trở lại và tăng cường nhập khẩu Hồ tiêu, chủ yếu từ Việt Nam.

Trong khi đó, hoạt động thương mại ở các thị trường tiêu thụ Hồ tiêu lớn khác như Mỹ và EU càng trở nên trầm lắng trước sự bùng phát dịch COVID-19.

Chính phủ Nepal đã áp lệnh cấm nhập khẩu một số mặt hàng, trong đó có Hồ tiêu nhằm siết chặt quản lí ngoại tệ.

QuI định đột ngột này đã khiến cho nhiều lô hàng xuất khẩu Hồ tiêu từ các quốc gia khác không được thông quan và bị kẹt tại Nepal và Ấn Độ, trong đó có 58 lô hàng từ Việt Nam.

Quy định của EU về việc hạ mức MRLs của 2 hoạt chất Chlopyrifos và Chlopyrifos-methyl về mức 0,01 mmg/kg đã được thông qua, sẽ được công bố vào tháng 8/2020 và có hiệu lực vào tháng 11/2020, chậm hơn 1 tháng so với thông báo trước đó do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Giá tiêu thế giới tăng

Hôm nay 17/08/2020, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tăng 166,65 Rupi/tạ, tương đương 0,50% lên mức 33.500 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 7/2020 tăng 150 Rupi/tạ, tương đương 0,44%  lên  ngưỡng 33.900 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

33500

+166.65

0.50

0

33500

33333.35

33333.35

33333.35

7/2020

33900

+150

0.44

0

33900

33800

33800

33750
 

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/2013

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Tại thị trường thế giới, Đầu tháng 8, giá hạt tiêu trên thị trường thế giới biến động không đồng nhất, giảm tại Indonesia, ổn định tại Malaysia và Trung Quốc, tăng tại Ấn Độ và Việt Nam.

Tại cảng Kuching của Malaysia, ngày 10/8 giá hạt tiêu đen xuất khẩu giao dịch ở mức ở mức 3.800 USD/tấn, ổn định so với ngày 30/7; hạt tiêu trắng ổn định ở mức 5.000 USD/tấn.

Tại cảng Hà Khẩu, Trung Quốc, ngày 7/8 giá hạt tiêu trắng xuất khẩu ổn định so với ngày 30/7, giao dịch ở mức 4.285 USD/tấn. Tại cảng Lampung ASTA của Indonesia, ngày 10/8 giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 6,5% so với ngày 30/7, xuống còn 2.482 USD/tấn.

Trong các tháng tới sức mua được dự báo sẽ giảm từ thị trường châu Âu và Mỹ trước làn sóng COVID-19 thứ 2 tại các thị trường này.

Thêm vào đó, thảm họa thiên tai tại Trung Quốc, một trong các thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn của Việt Nam, sẽ tác động đến nhu cầu nhập khẩu hồ tiêu của quốc gia này trong giai đoạn ngắn hạn.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu cần lựa chọn các biện pháp thực thi và thanh toán hợp đồng nhằm giảm thiểu rủi ro, hạn chế các phát sinh thương mại quốc tế.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA),Trung Quốc vẫn đóng vai trò quan trọng đối với thị trường Hồ tiêu Việt Nam. Sự tăng giá đột biến từ 40.000 đồng/kg lên 60.000 đồng/kg không phải là không có cơ sở khi các thương lái Trung Quốc mua lúc giá giảm và chốt lời lúc giá tăng ngay tại thị trường Việt Nam, giá tiêu chạm mốc 60.000 đồng/kg là điều ngoài dự tính.

Sự ảnh hưởng của COVID-19 đã làm nhu cầu thế giới giảm trong khi lượng tồn kho không còn nhiều, do đó giá sẽ tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, trước sức ép giá của châu Âu và Mỹ nên giá không thể lên ngay.

Giá tiêu hôm nay 14/08/2020: Giá tiêu thế giới bật tăng, giá trong nước đứng giá phiên thứ 2- Giá tiêu trong nước ngày 14/08 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới tiêp tục tăng mạnh.
Giá xăng dầu hôm nay 17/08/2020: Tiếp tục suy yếu do nhu cầu phục hồi chậm - Giá xăng dầu ngày 17/8 tiếp tục giảm do nhu cầu tiêu thụ phục hồi quá chậm đã kìm hãm đà đi lên của giá dầu trong khi đại dịch COVID-19 vẫn ngày càng tăng cao.
Bình luận