Giá tiêu hôm nay 18/3 trong nước chỉ giảm 500 đồng tại Bà Rịa - Vũng Tàu, còn lại đi ngang.
Giá tiêu trong nước cao nhất ở ngưỡng 66.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 64.000 đồng/kg tại Gia Lai.
Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 65.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 500 đồng, dao động trong ngưỡng 66.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 65.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 64.000 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
65.000 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
64.000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
65.000 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
66.000 |
-500 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
65.500 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
64.000 |
0 |
Tại Đông Nam bộ giá tiêu tiếp tục xu hướng đi ngang. Chỉ sau 1 ngày tăng nhẹ, giá tiêu tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã quay lại mốc cũ, giảm 500 đồng/kg .
Hôm qua, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) tổ chức Đại hội bất thường đổi tên thành Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA).
Đổi tên sẽ giúp Hiệp hội có cơ hội kêu gọi, tập hợp sức mạnh của cả cộng đồng sản xuất và xuất khẩu gia vị Việt Nam, thay vì chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ hẹp cho riêng ngành hồ tiêu. Đồng thời sẽ giúp khắc phục những hạn chế do sự hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, rời rạc.
Đánh giá của Bộ NN&PTNT, thực tế phát triển của hồ tiêu và các loại cây gia vị của Việt Nam mới chỉ tương ứng với khoảng 50% tiềm năng. Điều đó có nghĩa nếu được quan tâm phát triển đúng mức, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu và các loại gia vị có thể đạt đến 2 - 3 tỷ USD/năm.
Biểu thuế Xuất nhập khẩu ban hành 2022, các cây gia vị Việt Nam gồm hồ tiêu; ớt; vani, quế và hoa quế; đinh hương; hạt nhục đậu khấu, vỏ nhục đậu khấu và bạch đậu khấu; hạt của hoa hồi, hoa hồi dạng sao, thì là, rau mùi; gừng, nghệ tây, nghệ, húng tây, cỏ xạ hương, lá nguyệt quế, cari và các loại gia vị khác.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 18/3, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.497, tăng 0,34% USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 2.950 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 6.021 USD/tấn, tăng 0,35%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.325 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550g/l mức 3.375 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 4.880 USD/tấn.
Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế đánh giá, thị trường hồ tiêu tuần này tiếp tục cho thấy phản ứng trái chiều với giá tiêu Ấn Độ và Sri Lanka được báo cáo giảm. Nguyên nhân do đồng nội tệ của các nước mất giá so với USD.
Cụ thể, giá tiêu Ấn Độ tăng trong tuần từ 6/3 - 10/3, nguyên nhân một phần nhờ vào đồng Rupee Ấn Độ tăng 1% so với USD (81,92 INR/USD).
Ở chiều ngược lại, mặc dù đồng Rupee Sri Lanka tăng 9% so với USD (325,62 LKR/USD) nhưng giá tiêu nội địa Sri Lanka giảm trong tuần trước.
Tại Đông Nam Á, giá tiêu nội địa và xuất khẩu của Indonesia ghi nhận chiều hướng giảm do đồng Rupiah Indonesia giảm 1% so với USD (15.403 IDR/USD), một số nông dân trữ hàng để chờ tăng giá. Giá tiêu nội địa và xuất khẩu của Malaysia ổn định và không thay đổi.
Nhu cầu tăng cao từ thị trường Trung Quốc là yếu tố chính thúc đẩy giá tiêu đi lên trong thời gian qua, ngay cả trong thời điểm chính vụ thu hoạch, nguồn cung dồi dào.