Giá tiêu hôm nay 19/3/2020: Duy trì ổn định khi vào mùa thu hoạch

 (VOH) - Giá tiêu ngày 19/3 đứng yên tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới trái chiều.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 39.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 36.000 đồng tại Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định ở mức 38.000đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai đi ngang ở  mức 36.500 đồng/kg

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng giá, dao động ở ngưỡng 40.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước  không đổi, ở  mức 38.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai ổn định ở mức 36.000đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất trong vùng trồng tiêu trọng điểm.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

— Ea H'leo

38,000

0

GIA LAI

— Chư Sê

36,500

0

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa

38,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

— Tiêu

39.500

0

BÌNH PHƯỚC

— Tiêu

38, 500

0

ĐỒNG NAI

— Tiêu

36,000

0

Giá tiêu hôm nay 19/3/2020

Ảnh minh họa: internet

Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam chịu tác động do phía Trung Quốc tạm thời đóng cửa các cửa khẩu biên giới đất liền nhằm kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu sang Trung Quốc chủ yếu qua các cửa khẩu Lào Cai và Thanh Thủy (Hà Giang), chiếm lần lượt 55,9% và 31,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Bên cạnh tác động bởi dịch Covid-19, ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê – cho hay, nguồn cơn là bởi mất cân đối cung – cầu. Khi cung về diện tích, năng suất, sản lượng của cả Việt Nam và thế giới tăng cao trong những năm gần đây thì nhu cầu hồ tiêu chỉ tăng ở mức độ 2 – 2,5%/năm.

Sản lượng hồ tiêu hàng năm của Việt Nam đạt khoảng 170.000 tấn, trong đó xuất khẩu chiếm đến gần 95%, tiêu thụ nội địa khoảng 5%. Sản phẩm hồ tiêu chế biến chủ yếu bao gồm: Tiêu đen, tiêu trắng, tiêu nghiền bột; ngoài ra còn có các sản phẩm có số lượng ít như: tiêu đỏ, tiêu xanh, tiêu đỏ ngâm nước muối,… Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm hồ tiêu chế biến chưa hợp lý, tiêu trắng (tiêu sọ) có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm 10 – 15% tổng sản lượng.

Hồ tiêu Việt Nam chủ yếu vẫn xuất thô, luôn cạnh tranh bằng giá ở phân khúc thấp. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành hàng hạt tiêu có 18 nhà máy chế biến quy mô công nghiệp, tổng công suất khoảng 70.000 – 80.000 tấn/năm; trong đó có 14 nhà máy có công nghệ khá hiện đại, có sản phẩm chế biến đạt các tiêu chuẩn quốc tế: ESA, ASTA… Tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân là 56,4%. Chế biến công nghiệp chiếm khoảng 65% sản lượng.

Năm 2020, tình trạng dư cung được dự báo sẽ tiếp diễn, gây áp lực lên giá hạt tiêu. Nguyên nhân do, năm 2020, diện tích trồng hạt tiêu từ năm 2016 – 2017 ở các nước sản xuất lớn đã đến lúc cho thu hoạch với sản lượng cao.

Dự báo, giá hạt tiêu toàn cầu sẽ duy trì ở mức thấp trong 6 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, cuối năm 2020 giá hạt tiêu có thể phục hồi khi cung – cầu trở về mức cân bằng, nhiều doanh nghiệp tăng cường mua tích trữ. Bên cạnh đó, chất lượng hạt tiêu tăng lên và chi phí nhân công tăng cũng sẽ góp phần đẩy giá hạt tiêu.

Tại thị trường trong nước, tháng 02/2020, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng tại thị trường trong nước giảm so với tháng trước đó. Ngày 29/2/2020, giá hạt tiêu đen giảm từ 4,8 - 5,1% so với ngày 31/01/2020.

Giá hạt tiêu trắng ở mức 58.000 đồng/kg, giảm 4,9% so với cuối tháng 01/2020 và giảm mạnh so với mức 71.000 đồng/kg của cùng kỳ năm 2019.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu hạt tiêu tháng 2/2020 đạt 20 nghìn tấn, trị giá 45 triệu USD, tăng 36,3% về lượng và tăng 25,5% về trị giá so với tháng 1, tăng 22% về lượng và tăng 3,6% về trị giá so với tháng 2.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hạt tiêu đạt 35 nghìn tấn, trị giá 81 triệu USD, giảm 2,8% về lượng và giảm 19,2% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2019.

Giá xuất khẩu hạt tiêu tháng 2/2020 bình quân ở mức 2.250 USD/tấn, giảm 7,9% so với tháng 1/2020 và giảm 4,1% so với tháng 2. Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu hạt tiêu bình quân đạt 2.332 USD/tấn, giảm 16,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Giá tiêu thế giới trái chiều

Hôm nay 19/3/2020 lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tiếp tục tăng thêm 50 Rupi/tạ, tương đương 0,15%, lên mức 33.100 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 3/2020 quay đầu giảm 131,8 Rupi/tạ, tương đương 0,41%, về mức 32.150 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

33100

+50

0.15

0

33100

32165

32165

33050

3/2020

32150

-131.8

-0.41

0

32420

32150

32281.8

32281.8
 

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/2013

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Theo Hiệp hội hạt tiêu Thế giới (IPC), sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm 2019 giảm sau nhiều năm tăng mạnh, thấp hơn 74.000 tấn so với năm 2018. Nguyên nhân chủ yếu là diện tích trồng bị thu hẹp và thời tiết không thuận lợi tại Việt Nam ảnh hưởng đến năng suất. Mặc dù vậy, nguồn cung hạt tiêu toàn cầu vẫn cao hơn khoảng 60.000 - 70.000 tấn so với nhu cầu.

Tồn kho hạt tiêu có khả năng sẽ giảm mạnh từ 21.856 tấn năm 2019, xuống còn 10.856 tấn trong năm 2020. Nguyên nhân là do Việt Nam đã xuất khẩu một lượng hạt tiêu dự trữ khá lớn trong năm 2019.

Dự báo thời gian tới giá hạt tiêu toàn cầu khó có thể phục hồi trong ngắn hạn do nguồn cung dồi dào. Sản lượng hạt tiêu của Ấn Độ năm 2020 được dự báo đạt khoảng 61.000 - 62.000 tấn, cao hơn 30% so với năm 2019.

Giá tiêu hôm nay 18/3/2020: Chờ tín hiệu thị trường, giá không đổi- Giá tiêu ngày 18/3 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới tăng gần 3%.
Giá heo hơi hôm nay 19/3/2020: Thêm địa phương tăng giá – Giá heo hơi hôm nay 19/3 ghi nhận một số địa phương ở phía Nam tiếp tục tăng giá.