Chờ...

Giá tiêu hôm nay 19/7/2019: Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 500 đồng/kg

(VOH) - Giá tiêu hôm nay 19/7/2019 tiếp tục đi ngang phiên thứ 6 liên tiếp tại hầu hết địa phương trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Riêng giá tiêu tại Đồng Nai giảm 500 đồng/kg.

Hôm nay mức giá cao nhất 46.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 44.000 đồng tại Đồng Nai .

Cụ thể, giá tiêu tại Đồng Nai giảm 500 đồng/kg về ngưỡng 44.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất tại các địa phương trọng điểm.

Giá cà phê tại Gia Lai đi ngang ở mức 44.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định ở ngưỡng 46.000 đồng/kg.

Trong khi đó, giá tiêu tại Bình Phước đi ngang ở  ngưỡng 45.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa), Đắk Lắk (Ea H'leo) cũng đứng yên ở mức  45.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

— Ea H'leo

45,000

0

GIA LAI

 

— Chư Sê

44,500

0

ĐẮK NÔNG

 

— Gia Nghĩa

45,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

— Tiêu

46,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

— Tiêu

45,000

0

ĐỒNG NAI

 

— Tiêu

44,000

-500

Thị trường hạt tiêu

Ảnh minh họa: internet

Trong tháng 6, tại thị trường trong nước giá tiêu ở các vùng trọng điểm đã tăng lên so với tháng 5 do nhu cầu có sự khởi sắc. Tuy nhiên sang tuần thứ 3 của tháng 7, giá tiêu đã lui về mức thấp hơn.

Giá tiêu tăng trong tháng 6, so với tháng 5, giá tiêu tại Đắk Lắk, Đắc Nông và Bà Rịa Vũng Tàu tăng 2.000 đồng/kg lên 46.000 - 47.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai tăng 1.000 đồng/kg lên mức 45.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 1.500 đồng/kg lên 44.500 đồng/kg. Giá tiêu tăng do nhu cầu có sự khởi sắc.

Xuất khẩu hồ tiêu tháng 6 giảm 18,37% so với tháng trước nhưng Việt Nam vẫn là nhà xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới.

Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu tháng 6/2019 đạt 31.032 tấn tiêu các loại, giảm 6.984 tấn, tức giảm 18,37 % so với tháng trước nhưng lại tăng 8.949 tấn, tức tăng 40,52% so với cùng kỳ năm trước.

Về giá trị, kim ngạch xuất khẩu trong kỳ đạt 76,04 triệu USD, giảm 17,4 triệu USD, tức giảm 18,62 % so với tháng trước nhưng lại tăng 5,22 triệu USD, tức tăng 7,37% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế khối lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 đạt tổng cộng 176.810 tấn tiêu các loại, tăng 44.994 tấn, tức tăng 34,13 % so với xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2018. Tuy nhiên, giá trị kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 6 tháng đầu năm 2019 đạt tổng cộng 452,12 triệu USD, giảm 0,19 triệu USD, tức giảm 0,04 % so với cùng kỳ.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 2.450 USD/tấn, giảm 0,33 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 5/2019.

Từ năm 2010 đến nay, diện tích hồ tiêu ở nước ta tăng rất nhanh. Đến hết năm 2017 có 153 ngàn ha, tăng gần 200% so với năm 2010. Sản lượng hồ tiêu của Việt Nam đạt 244 ngàn tấn năm 2017, chiếm 50% sản lượng hồ tiêu của thế giới.

Hiện, cả nước có khoảng 100 doanh nghiệp thu mua chế biến và xuất khẩu hồ tiêu. Lượng hồ tiêu xuất khẩu đạt kim ngạch 1,12 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu cũng mở rộng từ 40 nước (2014) lên trên 90 nước.

Theo giới thương nhân kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu, dự kiến Việt Nam năm 2019 sẽ lập mức kỷ lục lịch sử xuất khẩu mới với khoảng 290.000 – 300.000 tấn hồ tiêu các loại, tiếp tục duy trì vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới.

Giá tiêu thế giới trái chiều

Hôm nay 19/7/2019 lúc 9h15, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 200Rupi/tạ, tương đương 0,56%, lên mức 35.300 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 6/2019 tăng 96,15Rupi/tạ, tương đương 0,27%, về ngưỡng 35.346 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn không đổi, ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

35300

-200

-0.56

0

35300

35250

35250

35500

06/19

35346.15

+96.15

0.27

0

35346.15

35207.7

35250

35250

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/19

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Theo Hindu Business Line, sự sụt giảm về khối lượng nhập khẩu hồ tiêu của Ấn Độ là do quyết định cấm nhập khẩu dưới mức giá tối thiểu 500 rupee/kg của chính phủ. Trong khi lũ lụt và sạt lở đất tại các khu vực trồng hồ tiêu chính là Karnataka và Kerala đã khiến sản lượng giảm trong năm 2018 - 2019.

Khối lượng hồ tiêu nhập khẩu ước đạt 24.950 tấn trong niên vụ 2018 - 2019, so với 29.650 tấn trong 2017 - 2018; còn sản lượng ước giảm còn 62.144 tấn trong năm nay, Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal cho biết.

Ông Goyal nhận định việc áp giá nhập khẩu tối thiểu đối với hồ tiêu đen đã ngăn chặn được đà giảm mạnh của giá hồ tiêu và giảm nhập khẩu.

Trong một thông báo hôm 21/3/2018, Bộ Ngoại thương Ấn Độ (DGFT) đã cấm nhập khẩu hồ tiêu dưới 500 rupee/kg.

Giá tiêu hôm nay 18/7/2019: Phiên thứ 5 “Lặng sóng” - Giá tiêu hôm nay 18/7/2019 tiếp tục đi ngang phiên thứ 5 liên tiếp tại hầu hết địa phương trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Trong khi giá tiêu thế giới trái chiều.
Giá cà phê hôm nay 19/7/2019: Tiếp tục sắc xanh trên cả 2 sàn -Giá cà phê hôm nay 19/7 tiếp tục phục hồi thêm 100 đồng/kg tại hầu hết các địa phương trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam do giá thế giới đồng loạt tăng.