Giá tiêu hôm nay tăng 500 đồng/kg, giá cao nhất ở ngưỡng 58.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 56.000 đồng/kg tại Gia Lai.
Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 57.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 56.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 59.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 58.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 57.000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
57,000 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
56,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
57,000 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
59,000 |
+500 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
58.000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
57, 000 |
0 |
Giá tiêu hôm nay tăng 500 đồng/kg tại Bà Rịa - Vũng Tàu, giữ ổn định ở các địa phương còn lại so với cùng thời điểm hôm qua.
Bà Rịa - Vũng Tàu hiện đang là địa phương có mức giá cao nhất cả nước. Trên địa bàn huyện Châu Đức, năm nay sản lượng và giá thành đều không mấy khả quan.
Giá tiêu trong nước tăng nhẹ trở lại nhưng vẫn đang ở ngưỡng thấp khiến người không khỏi lo lắng. Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, vùng trồng tiêu trọng điểm tại khu vực Tây nguyên, miền Trung và Đông Nam bộ bước vào vụ thu hoạch rộ.
Ngay trước vụ thu hoạch, một số thương lái sẽ có chiêu trò tung thông tin bất lợi để ép giá nông dân. Với những người có kinh nghiệm lâu năm, họ sẽ bình tĩnh và chờ đợi mức giá thuận lợi, phù hợp mới bán, còn với những người chủ vườn nhỏ lẻ, vốn ít, cần xoay xở tài chính thì có thể sẽ hoang mang.
Trước Tết, trên các diễn đàn về hồ tiêu xuất hiện thông tin thương nhân Trung Quốc đang xuất ngược hồ tiêu vào Việt Nam tiêu thụ nhằm hạ giá tiêu thu mua của bà con. Ngay sau đó, Cục Bảo vệ thực vật cho biết thông tin trên là không có cơ sở.
Trong ngày 31/1, Cục Bảo vệ thực vật đã yêu cầu tra soát, kiểm tra ở các cửa khẩu. Cụ thể, trong thời gian từ đầu năm đến nay, Việt Nam chưa nhập khẩu bất cứ lô hàng hồ tiêu nào từ Trung Quốc.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trên địa bàn đang canh tác gần 10.700ha hồ tiêu, giảm hơn 800ha so với đầu năm 2022. Trước thực trạng giá hồ tiêu lên xuống thất thường nhiều năm qua, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo bà con nông dân thận trọng trong việc trồng mới mà chú trọng chăm sóc, phục dưỡng những diện tích tiêu đang cho năng suất ổn định, nhằm phát triển bền vững cây hồ tiêu.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Khảo sát phiên giao dịch ngày 2/2, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.660 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 2.800 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn. Giá tiêu trắng Muntok 6.171 USD/tấn, tăng 0,02%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.250 - 3.350 USD/tấn với loại 500 g/l và 550g/l; giá tiêu trắng ở mức 4.750 USD/tấn.Nhận định về tuần cuối cũng tháng 1/2023, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế cho thấy chiều hướng tích cực khi không có quốc gia nào ghi nhận sự sụt giảm.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong năm 2022 đạt xấp xỉ 228,7 nghìn tấn, trị giá 970,6 triệu USD, giảm 12,4% về lượng, nhưng tăng 3,5% về trị giá so với năm 2021.
Tính riêng tháng 12/2022, xuất khẩu hạt tiêu đạt 20,44 nghìn tấn, trị giá 73,54 triệu USD, tăng 25,6% về lượng và tăng 21,9% về trị giá so với tháng 11/2022; so với tháng 12/2021 tăng 36,2% về lượng và tăng 4,0% về trị giá.
Tháng 12/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 3.597 USD/tấn, giảm 2,9% so với tháng 11/2022 và giảm 23,7% so với tháng 12/2021. Tính chung cả năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.244 USD/tấn, tăng 18,1% so với năm 2021.
Xét về cơ cấu thị trường, lượng hạt tiêu xuất khẩu năm 2022 sang hầu hết các thị trường giảm so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu hạt tiêu sang Trung Quốc giảm 50% cả về lượng và trị giá, đạt 18,95 nghìn tấn, trị giá 44,57 triệu USD. Ngược lại, xuất khẩu hạt tiêu sang Philippines và Nga tăng.
Năm 2022, xuất khẩu hạt tiêu đen giảm 18,7% về lượng và giảm 3,8% về trị giá so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu hạt tiêu đen sang hầu hết các thị trường chủ lực giảm, ngoại trừ Nga tăng 20,6% về lượng và tăng 23,3%.
Trong khi đó, xuất khẩu hạt tiêu đen xay, hạt tiêu trắng và hạt tiêu trắng xay năm 2022 giảm về lượng, nhưng tăng về trị giá so với năm 2021
Giá tiêu thế giới có xu hướng đi xuống trong năm 2022 vừa qua trong bối cảnh nhu cầu sụt giảm do lạm phát tại nhiều quốc gia, sự mất giá của đồng nội tệ các nước so với đồng USD và chính sách Zero COVID của Trung Quốc.
Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IOC) cho rằng, thị trường có chiều hướng tích cực khi không quốc gia nào ghi nhận sự sụt giảm.
Ở khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ tiếp tục tăng trong 3 tuần qua. Còn giá tiêu trong nước của Sri Lanka tiếp tục tăng trong 2 tuần qua.
Tại Đông Nam Á, giá tiêu nội địa và xuất khẩu của Indonesia tăng trong tuần trước do đồng Rupiah Indonesia tăng 1% so với USD (14.958 IDR/USD).
Giá tiêu nội địa Malaysia tiếp tục chiều hướng tăng kể từ cuối tháng trước, một phần có thể do đồng Ringgit Malaysia tăng 2% so với USD (4,25 MYR/USD), trong khi đó giá tiêu xuất khẩu của Malaysia ổn định và không thay đổi. Còn thị trường Việt Nam không hoạt động do nghỉ Tết.
Trong khi đó thị trường Mỹ ghi nhận giá tiêu đên và tiêu trắng đều giảm. Giá tiêu trắng Muntok ghi nhận mức 6.100 USD theo giá CF trong tháng 2/tháng 3 năm 2023.
Dự báo thị trường hồ tiêu thế giới diễn ra ảm đạm trong quý I/2023 do nguồn cung dồi dào khi Ấn Độ và Việt Nam bước vào vụ thu hoạch rộ.