Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang ở mức 45.000 đồng/kg.
Song song đó, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) cũng ổn định ở mức 44.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo) không đổi là 44.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu tại Bình Phước cũng đi ngang ở ngưỡng 44.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai đứng giá dao động quanh ngưỡng 44.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai ổn định là 43.000 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
||
— Ea H'leo |
44,000 |
0 |
GIA LAI |
||
— Chư Sê |
43,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa |
44,000 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
||
— Tiêu |
45,000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
||
— Tiêu |
44,000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
||
— Tiêu |
43,000 |
0 |
Ảnh minh họa: internet
Hơn 6.500 ha hồ tiêu tại Gia Lai bị chết khiến tổng số nợ quá hạn của nông dân trong tỉnh tại các tổ chức tín dụng đã vượt mốc 2.000 tỷ đồng, trong đó có hàng trăm tỷ đồng đã chuyển sang nợ xấu. Thực trạng này không chỉ khiến người trồng hồ tiêu khốn khổ mà các tổ chức tín dụng cũng gặp khó khăn.
Hiện nay, Gia Lai là tỉnh có tổng dư nợ cho vay sản xuất hồ tiêu lớn nhất tại Tây Nguyên. Tính đến tháng 3/2019, tổng dư nợ cho vay trồng tiêu là 4.300 tỷ đồng, trong đó, nợ quá hạn là 2.200 tỷ đồng. Nhưng chưa đến 2 tháng sau, thống kê tháng 5/2019, nợ quá hạn đã vượt mốc 2.600 tỷ đồng, riêng nợ xấu là hơn 450 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng, giải pháp căn cơ hiện nay là các tổ chức tín dụng thực hiện khoanh nợ theo Nghị định 116/2018/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn năm 2018 của Chính phủ. Bởi khoanh nợ sẽ giúp nông dân có đủ thời gian tái thiết sản xuất để tạo ra nguồn lực cứu mình và trả nợ.
Tuy nhiên, hiện nay, điều kiện căn bản nhất để khoanh nợ là công bố thiên tai, dịch bệnh hồ tiêu xảy ra trên phạm vi rộng thì UBND tỉnh Gia Lai chưa thực hiện.
Loay hoay xử lý nợ cũ, hầu hết các tổ chức tín dụng đều dè dặt trong việc cho nông dân vay mới để chuyển đổi cây trồng, tái thiết sản xuất. Tiêu chết, lãi ngân hàng đè nặng trên vai, không có vốn để bắt đầu lại, hàng nghìn người dân địa phương đã bỏ xứ đi nơi khác làm ăn.
Theo thống kê của UBND huyện Chư Pưh, nơi có diện tích hồ tiêu chết lớn nhất tại Gia Lai, đã có hơn 3.000 người dân địa phương bỏ nhà, bỏ đất đi làm ăn xa.
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai các giải pháp tự cứu mình, cứu khách hàng. Đồng thời, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị tỉnh Gia Lai có những hành động cụ thể, phối hợp để cùng tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất hồ tiêu.
Giải quyết nút thắt tín dụng cho vay hồ tiêu tại Gia Lai cũng chính là một phần lời giải cho bài toán kinh tế- xã hội hiện nay tại tỉnh. Điều này cần sự chung tay vào cuộc của các tổ chức tín dụng và ngành chức năng địa phương.
Với những bi đát của ngành hồ tiêu chiếm 2/3 sản lượng thế giới, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường hồi cuối năm ngoái đã phải nhấn mạnh cây tiêu không nên chạy theo số lượng mà phải là chất lượng.
Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 4 năm 2019 ước đạt 34 nghìn tấn, với giá trị đạt 87 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 4 tháng đầu năm 2019 ước đạt 105 nghìn tấn và 276 triệu USD, tăng 21,4% về khối lượng nhưng giảm 10,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2018 đạt 2.672 USD/tấn, giảm 27,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Các thị trư ng xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2019 là Mỹ, Ấn Độ, Pakistan và Tiểu Vương Quốc Rập Thống Nhất với 40,6% thị phần. Trong khi lượng xuất khẩu tiêu sang Pakistan giảm nhẹ 2,1% thì xuất khẩu sang 3 thị trường còn lại đều tăng khá mạnh. Xuất khẩu tiêu sang Mỹ - thị trư ng lớn nhất của tiêu Việt Nam – trong 3 tháng đầu năm 2019 đạt 13,8 nghìn tấn, tăng tới 33,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Tại thị trường trong nước, giá hạt tiêu tháng 4 khá ổn định ở mức 43.000 – 46.000 đồng/kg giảm nhẹ khoảng 1.000 đồng/kg so với tháng trước.
Dự báo trong thời gian tới, giá hạt tiêu sẽ khó có khả năng tăng mạnh vì nguồn cung hạt tiêu toàn cầu vẫn dồi dào do lượng tồn kho lớn của Việt Nam và Sri Lanka đã bắt đầu vào vụ thu hoạch mới với kỳ vọng mùa vụ bội thu. Theo Hiệp hội hạt tiêu Quốc tế (IPC), sản lượng hạt tiêu của Sri Lanka năm 2019 dự kiến sẽ đạt khoảng 26.700 tấn, tăng 44% so với vụ mùa năm 2018.
Giá tiêu thế giới đi ngang
Hôm nay 20/5/2019 lúc 9h40, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) đi ngang ở mức 36.350 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 5/2019 dao động ở mức 36.566 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn không đổi, ở mức 6.500 USD/tấn.
Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
GIAO NGAY |
36350 |
0 |
0 |
0 |
36750 |
36350 |
36750 |
35870 |
05/19 |
36566.65 |
0 |
0 |
0 |
36900 |
36566.65 |
36887.5 |
36887.5 |
Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
09/19 |
6500 |
0 |
0 |
6500 |
6500 |
6500 |
6462 |
Tại Ấn Độ, sàn giao dịch hàng hóa ICEX chuẩn bị phát hành hợp đồng hồ tiêu đen vào ngày hôm nay 20/5. Sàn giao dịch hướng tới 25 - 50% của 3 tỉ rupee giá trị thị trường tiêu giao ngay để sử dụng giá giảm rủi ro trên nền tảng của ICEX trong năm đầu tiên.
Trả lời phỏng vấn từ Economic Times, Sanjit Prasad, CEO của ICEX cho biết: "Trong lịch sử, hợp đồng hồ tiêu đen là một trong những hợp đồng lâu đời nhất được phát hành trên thị trường hàng hóa tương lai. Tuy nhiên, không may là nó đã ghi nhận một lịch sử sóng gió. ICEX, sau khi nghiên cứu sâu về thị trường giao ngay, đã quyết định phát hành lại hợp đồng dựa trên đơn vị lít - 550 GL thay vì đơn vị của địa phương - MG1".