Giá tiêu hôm nay 21/11/2019: Thị trường trầm lắng trở lại sau khi bật tăng

(VOH) - Giá tiêu ngày 21/11 tiếp tục đi ngang phiên thứ 2 tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới tăng gần 1%.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 42.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 40.000 đồng tại Đồng Nai và  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định ở ngưỡng 42.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) không đổi, dao động ở mức 40.000đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước  đi ngang ở mức 41.000 đồng/kg

Giá tiêu tại Gia Lai và Đồng Nai ổn định ở mức 40.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất tại các tỉnh trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

— Ea H'leo

40,500

0

GIA LAI

— Chư Sê

40,000

0

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa

40,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

— Tiêu

42,000

0

BÌNH PHƯỚC

— Tiêu

41, 000

0

ĐỒNG NAI

— Tiêu

40,000

0

Giá tiêu hôm nay 21/11/2019

Ảnh minh họa: internet

Theo Bộ NN&PTNT, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 10 năm 2019 ước đạt 16 nghìn tấn, với giá trị đạt 37 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 10 tháng đầu năm 2019 ước đạt 249 nghìn tấn và 631 triệu USD, tăng 21,2% về khối lượng nhưng giảm 7,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2019 đạt 2.542 USD/tấn, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm 2018. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2019 là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Đức, Hà Lan và Pakistan với 37,8% thị phần.

Trong tháng 10/2019, giá tiêu giao ngay trên sàn Kochi, thị trường Ấn Độ biến động giảm với mức giảm 1.850 Rs/tạ xuống còn 32.500 Rs/tạ.

Giá tiêu Ấn Độ giảm do nhu cầu yếu. Thị trường hạt tiêu trong nước biến động trái chiều trong tháng 10/2019. So với tháng trước, giá tiêu tại Đắc Lắc, Đắc Nông và Bà Rịa Vũng Tàu giảm 500 – 1.000 đồng/kg xuống còn 40.500 – 42.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng/kg lên mức 39.500 đồng/kg. Giá tiêu tại Gia Lai tăng 1.000 đồng/kg lên 40.000 đồng/kg.

Dự báo, trong thời gian tới, giá tiêu trong nước và thế giới sẽ khó có khả năng tăng mạnh do áp lực dư cung.

Theo báo cáo của Hiệp hội hồ tiêu Quốc tế (IPC), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của nhu cầu hạt tiêu thế giới chỉ đạt khoảng 2-3%/năm, trong khi nguồn cung tăng trưởng tới 8-10%/năm.

IPC dự báo, năm 2019, tổng nhu cầu tiêu của thế giới chỉ đạt khoảng 450 nghìn tấn, ít hơn khoảng 100 nghìn tấn so với tổng sản lượng hạt tiêu toàn cầu.

Giá tiêu thế giới tăng

Hôm nay 21/11/2019 lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tăng 285Rupi/tạ, tương đương 0,85%, lên mức 33.785Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 6/2019 tăng 318,2 Rupi/tạ, tương đương 0,94% lên ngưỡng 34.000 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

33785

+285

0.85

0

34200

33785

34200

33500

06/19

34000

+318.2

0.94

0

34000

33681.8

33681.8

33681.8
 

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/19

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Theo số liệu thống kê từ ITC, nhập khẩu hạt tiêu của Hà Lan trong 7 tháng đầu năm 2019 đạt 9.657 tấn, trị giá 36,72 triệu USD, tăng 19,7% về lượng, nhưng giảm 17,7% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2018.

Brazil là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 2 cho Hà Lan trong 7 tháng đầu năm 2019, lượng nhập khẩu đạt 2.543 tấn, trị giá 6,35 triệu USD, tăng 16,4% về lượng, nhưng giảm 17% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2018.

Giá tiêu hôm nay 20/11/2019: Đứng giá sau khi tăng mạnh vào hôm qua  - Giá tiêu ngày 20/11 đứng yên sau khi tăng mạnh phiên hôm qua tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới trái chiều.
Giá heo hơi hôm nay 21/11/2019: Giá heo cao, lượng tiêu thụ không nhiều - Hiện giá heo hơi nhiều nơi ở mức trên 70.000 đồng/kg nhưng nhiều hộ chăn nuôi heo có tâm lý muốn giữ heo lại chăm sóc để chờ giá tăng thêm, nhiều nơi heo trong dân không còn nhiều.
Bình luận