Giá tiêu hôm nay 12/8 giảm nhẹ 500 đồng/kg tại một số địa phương, giá cao nhất ở ngưỡng 71.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 68.000 đồng/kg tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 500 đồng/kg, dao động trong mức 69.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai cũng giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 68.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chững giá, dao động trong ngưỡng 71.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước không biến động, dao động ở ngưỡng 70.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai chững giá không có nhiều biến động, dao động ở ngưỡng 68.500 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
69,000 |
-500 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
68,000 |
-500 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
69,000 |
-500 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
71,000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
70.000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
68, 500 |
0 |
Tháng 7/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.214 USD/tấn, tăng 1,9% so với tháng 6/2022 và tăng 16,7% so với tháng 7/2021. Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.488 USD/tấn, tăng 36,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục duy trì ổn định, cao nhất đạt mức 71.000 đ/kg. Tính chung tuần qua, giá tiêu trong nước đang giảm tới 1.000 - 1.500 đ/kg.
Thị trường hồ tiêu trong nước tuần qua vẫn đang chịu tác động tiêu cực từ đồng USD tăng mạnh và việc các nhà đầu cơ đang dồn tiền để chuyên sang thu gom mặt hàng cà phê.
Trung Quốc vẫn đang thực hiện chính sách Zero COVID-19, và điều này làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu hồ tiêu của quốc gia giảm mạnh. Với việc Covid-19 tiếp tục bùng phát tại thị trường tiêu hồ tiêu lớn nhất Việt Nam này, rất khó để thị trường tiêu nước ta tăng.
Trong 8 tháng qua, thị trường hồ tiêu trong nước biến động quanh mức 80.000 đ/kg ( chỉ có giữa tháng 3 là đạt mức 86.5000 đ/kg). Riêng các tháng gần đây, giá tiêu chỉ còn nằm dưới ngưỡng 70.000 đ/kg.
Nhận định về giá tiêu cuối năm 2022, giới phân tích cho rằng thị trường hồ tiêu xuất khẩu của nước ta sẽ hồi phục. Tuy nhiên, họ cũng khẳng định, việc giá tiêu xuất khẩu tăng không đồng nghĩa giá tiêu trong nước cũng tăng theo.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Theo số liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong tháng 5/2022 đạt 8,2 nghìn tấn, trị giá 40,86 triệu USD.
Con số này giảm 6,8% về lượng và giảm 7,9% về trị giá so với tháng 4/2022, so với tháng 5/2021 giảm 2,9% về lượng, nhưng tăng 39,4% về trị giá.
Thị trường hạt tiêu thế giới vẫn đối mặt với khó khăn do dịch COVID-19 tại Trung Quốc và căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu chưa có dấu hiệu lắng xuống.
Giá hạt tiêu được dự báo sẽ tiếp tục biến động mạnh trong thời gian tới do lạm phát toàn cầu ở mức cao, ảnh hưởng tới các nền kinh tế thế giới.
Ngành hạt tiêu Trung Quốc có 2 đặc điểm chính, thứ nhất là sản xuất tiêu của nước này tập trung ở đảo Hải Nam, với sản lượng chiếm hơn 90% tổng sản lượng của cả nước.
Tại Malaysia, tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, giá tiêu trong nước đã suy yếu đáng kể sau đợt phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021 do tình trạng dư cung toàn cầu của ngành gia vị.
Bên cạnh nguyên nhân kể trên, các yếu tố chính khác góp phần vào việc kéo giá trở lại bao gồm chiến tranh Nga - Ukraine, áp lực lạm phát và việc đồng USD mạnh lên.