Giá tiêu hôm nay 23/7/2019: Giá khó phục hồi do cung dồi dào

(VOH) - Giá tiêu hôm nay 23/7/2019 Tiếp tục đi ngang ở tuần thứ 2 tại hầu hết địa phương trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam do nguồn cung dồi dào. Giá tiêu thế giới trái chiều.

Hôm nay mức giá cao nhất 46.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 44.000 đồng tại Đồng Nai .

Cụ thể, giá tiêu tại Đồng Nai ổn định ở ngưỡng 44.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất tại các địa phương trọng điểm.

Giá cà phê tại Gia Lai đi ngang ở mức 44.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định ở ngưỡng 46.000 đồng/kg.

Trong khi đó, giá tiêu tại Bình Phước đi ngang ở  ngưỡng 45.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa), Đắk Lắk (Ea H'leo) cũng đứng yên ở mức  45.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

— Ea H'leo

45,000

0

GIA LAI

 

— Chư Sê

44,500

0

ĐẮK NÔNG

 

— Gia Nghĩa

45,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

— Tiêu

46,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

— Tiêu

45,000

0

ĐỒNG NAI

 

— Tiêu

44,000

0

Vườn tiêu

Ảnh minh họa: internet

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản dự báo trong thời gian tới, giá tiêu toàn cầu vẫn chưa thể phục hồi do thị trường hạt tiêu vẫn còn chịu áp lực giảm giá từ việc cung vượt cầu, tuy nhiên tốc độ giảm có thể sẽ chậm lại.

Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ NN&PTNT), khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 5 ước đạt 36.000 tấn, giá trị  89 triệu USD; đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 5 tháng đầu năm 2019 ước đạt 144.000 tấn và 372 triệu USD, tăng 33,2% về khối lượng nhưng giảm 2,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định nhìn chung, thị trường hạt tiêu toàn cầu chủ yếu vẫn chịu sức ép giảm giá do áp lực dư cung và nhu cầu ở mức thấp.

Trong tháng 6, tại thị trường trong nước giá tiêu ở các vùng trọng điểm đã tăng lên so với tháng 5 do nhu cầu có sự khởi sắc. Tuy nhiên sang tuần thứ 3 của tháng 7, giá tiêu đã lui về mức thấp hơn.

Giá tiêu tăng trong tháng 6, so với tháng 5, giá tiêu tại Đắk Lắk, Đắc Nông và Bà Rịa Vũng Tàu tăng 2.000 đồng/kg lên 46.000 - 47.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai tăng 1.000 đồng/kg lên mức 45.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 1.500 đồng/kg lên 44.500 đồng/kg. Giá tiêu tăng do nhu cầu có sự khởi sắc.

Xuất khẩu hồ tiêu tháng 6 giảm 18,37% so với tháng trước nhưng Việt Nam vẫn là nhà xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới.

Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu tháng 6/2019 đạt 31.032 tấn tiêu các loại, giảm 6.984 tấn, tức giảm 18,37 % so với tháng trước nhưng lại tăng 8.949 tấn, tức tăng 40,52% so với cùng kỳ năm trước.

Về giá trị, kim ngạch xuất khẩu trong kỳ đạt 76,04 triệu USD, giảm 17,4 triệu USD, tức giảm 18,62 % so với tháng trước nhưng lại tăng 5,22 triệu USD, tức tăng 7,37% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế khối lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 đạt tổng cộng 176.810 tấn tiêu các loại, tăng 44.994 tấn, tức tăng 34,13 % so với xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2018. Tuy nhiên, giá trị kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 6 tháng đầu năm 2019 đạt tổng cộng 452,12 triệu USD, giảm 0,19 triệu USD, tức giảm 0,04 % so với cùng kỳ.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 2.450 USD/tấn, giảm 0,33 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 5/2019.

Từ năm 2010 đến nay, diện tích hồ tiêu ở nước ta tăng rất nhanh. Đến hết năm 2017 có 153 ngàn ha, tăng gần 200% so với năm 2010. Sản lượng hồ tiêu của Việt Nam đạt 244 ngàn tấn năm 2017, chiếm 50% sản lượng hồ tiêu của thế giới.

Hiện, cả nước có khoảng 100 doanh nghiệp thu mua chế biến và xuất khẩu hồ tiêu. Lượng hồ tiêu xuất khẩu đạt kim ngạch 1,12 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu cũng mở rộng từ 40 nước (2014) lên trên 90 nước.

Theo giới thương nhân kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu, dự kiến Việt Nam năm 2019 sẽ lập mức kỷ lục lịch sử xuất khẩu mới với khoảng 290.000 – 300.000 tấn hồ tiêu các loại, tiếp tục duy trì vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới.

Giá tiêu thế giới trái chiều

Hôm nay 23/7/2019 lúc 13h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 450 Rupi/tạ, tương đương 1,27% về  mức 35.050 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 6/2019 tăng 50 Rupi/tạ, tương đương 0,14%, lên ngưỡng 35.400Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn không đổi, ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

35050

-450

-1.27

0

35050

35050

35050

35500

06/19

35400

+50

0.14

0

35400

35350

35350

35350

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/19

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Theo số liệu thống kê từ ITC, nhập khẩu hạt tiêu của Ấn Độ quý I/2019 đạt 8.481 tấn, trị giá 25,56 triệu USD, tăng 0,9% về lượng, nhưng giảm 29,5% về trị giá so với quý IV/2018, so với quý I/2018 tăng 30,2% về lượng, nhưng giảm 39,5% về trị giá.

Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu vào Ấn Độ quý I/2019 đạt mức 3.014 USD/tấn, giảm 30,1% so với quý IV/2018 và giảm 53,5% so với quý I/2018. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Ấn Độ từ Việt Nam quý I/2019 đạt mức 2.588 USD/tấn, giảm 18,1% so với quý IV/2018 và giảm 61,1% so với quý I/2018.

Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Ấn Độ từ Indonesia đạt mức 2.777 USD/tấn, tăng 1,6% so với quý IV/2018, nhưng giảm 55,1% so với quý I/2018. Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Ấn Độ từ Sri Lanka đạt mức cao 6.231 USD/tấn, giảm 9,4% so với quý IV/2018 và giảm 13,1% so với quý I/2018.

Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Ấn Độ từ Trung Quốc đạt mức thấp 1.288 USD/tấn, giảm 36,5% so với quý IV/2018 và giảm 57,3% so với quý I/2018.

Giá tiêu hôm nay 22/7/2019: Tuần thứ 2 trong xu hướng đi ngang - Giá tiêu hôm nay 22/7/2019 bước sang tuần trong xu thế  đi ngang tại hầu hết địa phương trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá tiêu thế giới cũng đứng yên.
Giá cà phê hôm nay 23/7/2019: Cà phê trong nước đỏ sàn - Giá cà phê hôm nay 23/7 quay đầu giảm 300 đồng /kg tại hầu hết các địa phương trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Trong khi giá thế giới tăng.