Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu hôm nay 24/4/2020: Bất ngờ vụt tăng 500 đồng/kg

(VOH) - Giá tiêu ngày 24/4 bất ngờ tăng tiếp 500 đồng/kg |tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới tiếp tục ổn định.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 39.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  37.000 đồng tại Gia Lai, Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg lên  mức 38.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  tăng 500 đồng/kg lên ngưỡng 39.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng tăng 500 đồng/kg, lên mức 38.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai và  Đồng Nai vẫn ổn định ở mức 37.000đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

— Ea H'leo

38,000

+500

GIA LAI

— Chư Sê

37,000

0

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa

38,000

+500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

— Tiêu

39.500

+500

BÌNH PHƯỚC

— Tiêu

38, 500

+500

ĐỒNG NAI

— Tiêu

37,000

0

Giá tiêu hôm nay 24/4/2020

Ảnh minh họa: internet

Hiện đang trong vụ thu hoạch hạt tiêu tại khu vực Tây Nguyên và miền Nam, giá ở mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.

Sản lượng hạt tiêu dự trữ trong nước khá lớn, nhưng Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô, theo Bộ Công Thương. Hiện sản phẩm chế biến từ hạt tiêu chủ yếu gồm: hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng nghiền bột, một lượng ít hạt tiêu đỏ, hạt tiêu xanh ngâm nước muối...

Nhìn chung, cơ cấu sản phẩm hạt tiêu chế biến chưa hợp lý, hạt tiêu trắng có giá trị xuất khẩu cao, nhưng chỉ chiếm 10 - 15% tổng sản lượng, dẫn đến giá trị mang lại cho ngành hạt tiêu trong nước thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu chậm lại, ngành hạt tiêu nội địa cần nâng cấp khâu chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong thời gian tới

Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 03/2020 đạt 40.297 tấn hạt tiêu các loại, tăng 14.688 tấn, tức tăng 57,35 % so với tháng trước và tăng 5.078 tấn, tức tăng 14,42 % so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trong tháng đạt 83,05 triệu USD, tăng 26,03 triệu USD, tức tăng 45,64% so với tháng trước nhưng lại giảm 6,27 triệu USD, tức giảm 7,02 % so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế khối lượng xuất khẩu hạt tiêu 3 tháng đầu năm 2020 đạt tổng cộng 80.680 tấn tiêu các loại, tăng 9.790 tấn, tức tăng 13,81 % so với khối lượng xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2019.

Tuy nhiên, về giá trị kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2020 đạt tổng cộng 176,29 triệu USD, giảm 13,16 triệu USD, tức giảm 6,95 % so với cùng kỳ.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 03/2020 đạt 2.061 USD/tấn, giảm 7,45 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 02/2020.

Về giá hạt tiêu, theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong những ngày đầu tháng 4, giá hạt tiêu đen tại thị trường trong nước vẫn ở mức thấp. Cụ thể, ngày 8/4, giá hạt tiêu tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai tăng 2,9% so với ngày 31/3, đạt 35.500 đồng/kg; giá tại tỉnh Đồng Nai tăng 1,4%, trong khi giá tại các khu vực còn lại ổn định.

Giá hạt tiêu trắng ở mức 57.000 đồng/kg, tăng 1,7% so với cuối tháng 3, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức 71.000 đồng/ kg cùng kỳ năm 2019. Hiện đang là mùa thu hoạch hạt tiêu tại khu vực Tây Nguyên và miền Nam, giá bán vẫn ở mức thấp so với nhiều năm trở lại đây.

Dự báo thời gian tới, thị trường hạt tiêu thế giới vẫn chịu nhiều tác động mạnh từ đại dịch Covid-19. Diễn biến dịch bệnh vẫn phức tạp, đặc biệt tại Mỹ và châu Âu- các thị trường tiêu thụ hạt tiêu lớn trên thế giới, sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh.Sản lượng hạt tiêu dự trữ trong nước khá lớn, nhưng Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô. Các sản phẩm chế biến từ hạt tiêu chủ yếu gồm: hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng nghiền bột, hạt tiêu đỏ, hạt tiêu xanh ngâm nước muối... Do cơ cấu sản phẩm hạt tiêu chế biến chưa hợp lý, hạt tiêu trắng có giá trị xuất khẩu cao, nhưng chỉ chiếm 10 - 15% tổng sản lượng, dẫn đến giá trị mang lại cho ngành hạt tiêu trong nước vẫn ở mức thấp.

Bên cạnh đó, thị trường hạt tiêu còn gặp khó khăn do nguồn cung bị gián đoạn do các yêu cầu cách ly xã hội và hạn chế thông quan hàng hóa của nhiều nước trên thế giới. Về dài hạn, thị trường hạt tiêu toàn cầu được dự báo vẫn chịu áp lực dư cung.

Trong khi đó, nguồn cung về diện tích, năng suất, sản lượng của Việt Nam và thế giới tăng cao trong những năm gần đây trong khi nhu cầu chỉ tăng từ 2 - 2,5%/năm. Vụ thu hoạch hạt tiêu năm 2020 của Việt Nam đã đạt trên 50% với sản lượng ước đạt 250.000 tấn, tồn kho năm 2019 chuyển sang khoảng 90.000 tấn, do đó nguồn cung năm 2020 ước đạt khoảng 350.000 tấn.

Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, xuất khẩu chậm lại, ngành hạt tiêu trong nước cần nâng cấp khâu chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong thời gian tới.

Giá tiêu thế giới đi ngang

Hôm nay 24/4/2020 lúc 9h30, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) đi ngang ở mức 32.785 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 3/2020 không đổi, ở mức 32.530 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

32785

0

0

0

32785

32450

32450

33135

3/2020

32530

0

0

0

32563.65

32527.25

32563.65

32563.65

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/2013

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Nhập khẩu hạt tiêu đen của Ấn Độ đã giảm hơn 33% trong tháng hai xuống còn 1.281,8 tấn do giá hồ tiêu nội địa thấp hơn giá toàn cầu, khiến nhập khẩu nước này chững lại, theo trang Cogencis.

Tại Kerala, hoạt động buôn bán hồ tiêu trì trệ do lệnh phong tỏa để ngăn chặn dịch COVID-19 trên toàn quốc. Giá tiêu giao dịch ở mức 300 rupee/kg hoặc thấp hơn. Hạt tiêu nhập khẩu từ Sri Lanka có giá khoảng 310 rupee/kg.

Năm nay, sản lượng hồ tiêu của Ấn Độ có thể sẽ tăng từ 45.000 tấn trong năm ngoái lên 65.000 tấn.

Vào tháng hai, Ấn Độ đã nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, Brazil, Sri Lanka và Ecuador. Hồ tiêu chủ yếu được nhập khẩu để sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng như dầu và oleoresin.

Nhập khẩu đã giảm trong tháng thứ hai liên tiếp sau khi chính phủ Sri Lanka tăng cường các biện pháp để ngăn chặn việc tiêu Việt Nam được vận chuyển vào Ấn Độ với giấy chứng nhận xuất xứ giả, ông N.K. Pradeep, cựu chủ tịch của Liên đoàn người trồng Karnataka cho biết.

Sri Lanka đã tạm thời đình chỉ nhập khẩu hạt tiêu và hạt cau để ngăn chặn các loại gia vị này được vận chuyển trở lại Ấn Độ.

Theo Hiệp định Thương mại Tự do Nam Á, Sri Lanka có thể xuất khẩu tới 2.500 tấn tiêu miễn thuế và số dư còn lại chỉ phải trả thuế nhập khẩu 8% tại Ấn Độ.

Thương nhân đã tận dụng điều này để tránh thuế hải quan 43% và nhập khẩu hạt tiêu cho mục đích tái xuất sau khi giá trị gia tăng trong vòng 120 ngày kể từ ngày mua.

Giá tiêu hôm nay 23/4/2020: Đứng giá chờ tín hiệu thị trường - Giá tiêu ngày 23/4 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới tiếp tục ổn định.
Giá heo hơi hôm nay 24/4/2020: Chững giá– Giá heo hơi hôm nay ghi nhận một số địa phương chững giá sau khi tăng mạnh trong những phiên gần đây.
Bình luận